ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tin tức SĐH
- Được đăng ngày 26 Tháng 12 2017
- Lượt xem: 4289
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Số: ……./ CVHT-ĐHTL |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2017 |
Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trong những năm gần đây, số lượng các bệnh viện tăng liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng lớn của người dân. Năm 2014, số giường bệnh thực kê trên một vạn dân là 28,1 giường, tăng 3,4 giường so với năm 2012. Các bệnh viện tư nhân cũng có sự phát triển nhanh về số lượng. Nếu như năm 2010 cả nước mới chỉ có hơn 100 bệnh viện tư nhân thì đến hết năm 2014 đã có 170 bệnh viện tư nhân trong đó có 6 bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài với 9501 giường bệnh, chiếm 11% tổng số các bệnh viện và 4% số giường bệnh. Tỷ lệ điều trị nội trú cũng tăng từ 6,5% (2008) lên 8,1% (2010) và 7,3% (2012)[1]. Nhu cầu khám chữa bệnh, điều trị nội trú trong các bệnh viện sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới, do sự chuyển đổi dịch tễ, thay đổi cơ cấu bệnh tật từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm.Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bệnh viện đang trở thành một yêu cầu cấp bách. Phần lớn trong số hàng chục ngàn cán bộ làm công tác quản lý của gần 1300 bệnh viện trên toàn quốc hiện nay chưa được đào tạo có hệ thống về lĩnh vực quản lý bệnh viện. Đa số cán bộ làm nhiệm vụ quản lý trong các bệnh viện đều là các bác sĩ lâm sàng hoặc cán bộ thuộc các chuyên ngành khác đã có trình độ đại học nhưng không qua đào tạo chính quy về quản lý bệnh viện.
Như vậy, việc đào tạo cán bộ quản lý bệnh viện có trình độ sau đại học đã trở thành nhu cầu cấp bách của xã hội. Xuất phát từ bối cảnh trên, Trường Đại học Thăng Long đã triển khai xây dựng Đề án mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản lý bệnh viện.
Đề án được xây dựng dựa trên cơ sở sau:
Trường đã thành lập Khoa Khoa học sức khoẻ gồm 4 Bộ môn: Bộ môn Điều dưỡng, Bộ môn Y tế công cộng, Bộ môn Quản lý bệnh viện và Bộ môn Dinh Dưỡng với 48 giảng viên cơ hữu, trong đó có 4 GS, 22 PGS, 10 tiến sĩ và 13 thạc sĩ. Đây là đội ngũ giảng viên tâm huyết, nhiệt tình, có trình độ sư phạm cao, có thâm niên giảng dạy và đào tạo nhiều năm, đã giữ trọng trách quản lý trong cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Y tế, trường đại học y và các viện nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực y học.
2. Trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở ngành đào tạo cử nhân ngành Quản lý bệnh viện từ năm 2008.
3. Căn cứ pháp lí:
- Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/207 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ Thạc sỹ, trình độ Tiến sỹ (sau đây gọi là Thông tư 09).
- Thông tư số 25/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.
- Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/05/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ.
- Căn cứ thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về khối lượng kiến thức tối thiểu, năng lực người học đối với trình độ đào tạo đại học, thạc sỹ và tiến sỹ;
- Căn cứ Quyết định số 1982 /QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ Quốc gia Việt Nam;
4. Trên cơ sở Chiến lược phát triển Trường và Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc mở ngành Quản lý bệnh viện trình độ thạc sĩ, Trường đã tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo; bổ sung đội ngũ giảng viên ngành Quản lý bệnh viện; đầu tư cơ sở vật chất, giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo ngành Quản lý bệnh viện; mời Sở GD&ĐT Hà Nội để kiểm tra và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế ngành Quản lý bệnh viện; tổ chức xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng; tổ chức họp Hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường để thông qua Đề án.
5. Đến nay, Trường đã đảm bảo đủ điều kiện quy định tại Thông tư 09. Cụ thể:
a) Về đội ngũ: Đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Thăng Long có đủ đội ngũ cơ hữu đảm bảo trình độ, kinh nghiệm đào tạo và nghiên cứu khoa học để đảm nhận đào tạo trình độ thạc sỹ. Do ngành Quản lý bệnh viện là ngành chưa có giảng viên được đào tạo trình độ tiến sĩ nhưng Trường đã có 8 giảng viên trình độ tiến sĩ ngành gần nhưng có kinh nghiệm quản lý bệnh viện (lãnh đạo bệnh viện), có kinh nghiệm giảng dạy quản lý bệnh viện ở trình độ đại học và thạc sĩ và công trình công bố liên quan đến quản lý bệnh viện, trong đó có 02 GS.TS, 2 PGS.TS và 03 TS ngành gần, bao gồm:
- GS.TS. Trương Việt Dũng: Trưởng khoa Khoa học sức khỏe, Trưởng Bộ môn Quản lý bệnh viện, Nguyên Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ Bộ Y tế. Nguyên Viện Trưởng Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng trường ĐHY Hà Nội; chuyên ngành Y học dự phòng; có 50 sách chuyên khảo, sách giáo trình (chủ biên, đồng tác giả) trong đó có 17 công trình công bố liên quan đến Quản lý bệnh viện, 16 Bài báo liên quan đến khoa học sức khỏe; và 09 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài; hướng dẫn 4 nghiên cứu sinh và 80 HV cao học, trong đó nhiều đề tài liên quan đến quản lý bệnh viện.
- PGS.TS. Trần Thúy Hạnh: Phó Trưởng Bộ môn Quản lý bệnh viện, Nguyên Giám đốc bệnh viện Bạch Mai, Nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai; Bác sĩ đa khoa-chuyên ngành Nội; có 19 công trình công bố liên quan đến Quản lý bệnh viện và hơn 10 bài báo liên quan đến Quản lý bệnh viện và khoa học sức khỏe.
- TS. Trần Văn Hưởng: giảng viên, Nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa Nam Anh – Bình Dương; chuyên ngành Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế; có 26 đề tài khoa học đã công bố và 9 bài báo khoa học liên quan đến khoa học sức khỏe; và quản lý bệnh viện.
- TS. Trần Văn Tiến, giảng viên, Nguyên Giám đốc Bảo hiểm y tế Việt Nam, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế; chuyên ngành Khoa học về chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế; có 11 bài báo khoa học và 8 đề tài liên quan đến khoa học sức khỏe, 1 tạp chí quốc tế (2011), Trong đó có 05 công trình công bố liên quan đến Quản lý bệnh viện.
- GS.TS. Đào Văn Dũng, giảng viên, Nguyên chủ nhiệm Khoa Y tế cộng đồng; chuyên ngành Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế; có 15 công trình công bố liên quan đến Quản lý bệnh viện, và 18 bài báo liên quan đến Quản lý bệnh viện và Khoa học sức khỏe.
- PGS.TS. Bạch Khánh Hòa, giảng viên,. Nguyên Trưởng Khoa Miễn dịch, Viện Huyết học và truyền máu BV Bạch Mai, Nguyên Trưởng Khoa Huyết học - Viện Huyết học truyền máu trung ương.; Bác sĩ đa khoa - chuyên ngành Huyết học truyền máu; có 14 công bố liên quan đến Khoa học sức khỏe, trong đó có 9 công trình nghiên cứu và bài báo liên quan đến Quản lý bệnh viện.
- TS. Nguyễn Đình Dũng, giảng viên, Nguyên Giám đốc bệnh viện Dệt may; chuyên ngành Y học dự phòng; có 8 công trình đã công bố liên quan đến Khoa học sức khỏe, trong đó có 03 bài báo khoa học liên quan đến quản lý bệnh viện.
b) Về cơ sở vật chất trang thiết bị, thư viện: Trong nhiều năm qua, Nhà trường không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất, giáo trình, tài liệu liên quan đến linh vực quản lý bệnh viện. Hiện nay, Trường Đại học Thăng Long đã có khu giảng đường với nhiều phòng học được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, có nhiều phòng thực hành máy tính, thư viện điện tử có nhiều đầu sách chuyên ngành, phòng đọc hiện đại, mỗi ngày phục vụ gần 1000 lượt sinh viên, giảng viên và cán bộ nghiên cứu. Gần đây, trường đã trang bị 5 phòng tự học hiện đại, tiện nghi, có trang bị máy chiếu, máy vi tính và phủ sóng wifi nhằm hướng tới phương châm đào tạo phát huy tính chủ động, tích cực của sinh viên., bao gồm: 78 phòng học (4288 chỗ); 01 thư viện đủ chỗ cho 1000 sinh viên hàng ngày đến đọc sách và tra cứu; có một phòng máy tính với 100 máy được kết nối mạng Lan và nối mạng internet; có một thư viện điện tử được đưa vào sử dụng từ năm 2009; có 54 đầu sách trực tiếp phục vụ chuyên ngành Quản lý bệnh viện.
c) Trường có quan hệ hợp tác với các Trường Đại học Toulouse 1, Nice Sophia Antipolis (Pháp), Nazan (Nhật Bản), trường Nhật Ngữ Meric (Nhật Bản), Trường Đại học Linnaeus (Thụy Điển), Trường Đại học Naresuan (Thái Lan), Trường Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), các Trường Đại học New York, Trường Đại học bang San Jose, Trường Đại học Dominican (Mỹ); và các tổ chức CCFD (Pháp), Tổ chức Y tế Keikai và tổ chức JICA (Nhật Bản) trong các lĩnh vực trao đổi giảng viên, sinh viên, nghiên cứu khoa học và công nhận chương trình đào tạo lẫn nhau.
d) Ngành Quản lý bệnh viện trình độ thạc sĩ đã có tên trong Danh mục giáo dục (mã ngành 8720802), đào tạo cấp IV trình độ thạc sỹ được ban hành kèm theo Thông tư số 25/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017.
đ) Chương trình đào tạo thạc sỹ Quản lý bệnh viện của Trường Đại học Thăng Long được xây dựng trên cơ sở năng lực thực của nhà trường, nhu cầu của người dân ngày càng tăng về các dịch vụ khám, chữa bệnh trong các bệnh viện; tham khảo chương trình đào tạo thạc sỹ Quản lý bệnh viện của một số trường đại học trong nước (Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y tế công cộng) và chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị CSSK (Master in Health Care Management) của một số trường đại học ở nước ngoài như trường Đại học Havard (Mỹ), Đại học Northcentral (Mỹ), Đại học Kaplan (Mỹ), Trường Đại học InterContinental (Mỹ), Đại học Mahatma Ghandi (Ấn độ)…
Về cấu trúc chương trình đào tạo bao gồm tổng số 60 tín chỉ, thời gian đào tạo 2 năm tập trung, trong đó:
· Kiến thức chung: 7 tín chỉ 11,7 %
· Kiến thức cơ sở: 16 tín chỉ 26.6 %
· Kiến thức chuyên ngành : 27 tín chỉ (có 6 tín chỉ tự chọn) 45 %
· Luận văn : 10 tín chỉ 16,7 %
e) Cơ sở thực hành: Trường đã có 3 bệnh viện là cơ sở thực hành ngoài trường, gồm: Bệnh viện Hà Đông, Bệnh viện Dệt may, Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp.
g) Trường không vi phạm các quy định hiện hành về điều kiện mở ngành đào tạo, tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo ở các ngành đang đào tạo và các quy định liên quan đến giáo dục đại học trong thời hạn 3 năm, tính đến ngày đề nghị mở ngành.
Toàn bộ nội dung hồ sơ đề nghị cho phép đào tạo đã được đưa lên trang web của Trường tại địa chỉ: http://www.thanglong.edu.vn ngày …..
Căn cứ vào thông tư Thông tư số 09, Trường Đại học Thăng Long thấy rằng đã đủ điều kiện để mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản lý bệnh viện. Trường Đại học Thăng Long kính trình Bộ Giáo dục và Đào tạo Đề án Đăng ký mở ngành đào tạo. Đề nghị Quí Bộ xem xét cho phép nhà trường được mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản lý bệnh viện, mã số 8720802 và tuyển sinh đào tạo bắt đầu từ năm 2018.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu VP, Phòng Khoa học;
|
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Phan Huy Phú |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
ĐỀ ÁN
ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ 8720802
HÀ NỘI 2017
MỤC LỤC
PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1.1. Giới thiệu về Trường Đại học Thăng Long
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.2. Hệ thống tổ chức đào tạo
1.1.3. Quan hệ hợp tác quốc tế
1.1.4. Quy mô và các hệ đào tạo
1.3. Kết quả đào tạo của trường
1.4.Giới thiệu Khoa Khoa học Sức khỏe
1.5.Lý do đề nghị mở chuyên ngành đào tạo thạc sỹ Quản lý bệnh viện
Phần II: MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
2.4.2. Điều kiện thâm niên công tác:
2.5. Danh mục các ngành gần với ngành Quản lý bệnh viện
2.6. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức
2.8. Quy mô tuyển sinh dự kiến
3.1. Đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường Đại học Thăng Long
3.2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
3. 3. Cơ sở thực tập Quản lý tại Bệnh viện
3. Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp
3.5. Hoạt động nghiên cứu khoa học
3.6. Các hướng nghiên cứu đề tài luận văn, luận án và dự kiến người hướng dẫn
Phần IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1.1. Giới thiệu về Trường Đại học Thăng Long
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trường Đại học Thăng Long được thành lập từ năm 1988 theo Quyết định số 1687/KH-TV ngày 15/12/1988 của Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tên gọi ban đầu của trường là Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long, sau đó được chuyển thành Trường Đại học dân lập Thăng Long theo quyết định số 441/TTg ngày 09/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 31/12/2007, Trường Đại học dân lập Thăng Long chuyển sang loại hình trường đại học tư thục, mang tên Trường Đại học Thăng Long.
Là trường ngoài công lập đào tạo bậc đại học đầu tiên tại Việt Nam, trường không ngừng lớn mạnh và mở rộng các lĩnh vực đào tạo. Hàng năm, Trường Đại học Thăng Long đào tạo hàng nghìn sinh viên, cung cấp cán bộ có năng lực và phẩm chất cho nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, cho các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức khác. Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2016 Trường có gần 10.000 sinh viên tốt nghiệp. Với hơn 28 năm hình thành và phát triển, phấn đấu đào tạo với nguyên tắc “không vì lợi nhuận, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, tôn trọng tính trung thực, tình yêu thương và tinh thần hợp tác”, Trường Đại học Thăng Long đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu năm học 2009-2010. Sinh viên của Trường đã có những em đạt thành tích cao trong các kỳ thi Olympic quốc gia.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của Trường Đại học Thăng Long bao gồm:
- 287 giảng viên cơ hữu, trong đó có 18 giáo sư, 24 phó giáo sư, 45 tiến sỹ, 115 thạc sỹ.
- 239 giảng viên thỉnh giảng, trong đó có 8 giáo sư, 43 phó giáo sư, 70 tiến sỹ, 94 thạc sỹ
Hội đồng Khoa học của trường bao gồm các nhà nghiên cứu đầu ngành của nhiều lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học sức khỏe, khoa học về công nghệ thông tin và máy tính, kinh tế - quản lý…
Trong quá trình hoạt động Trường Đại học Thăng Long luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy đại học.
1.1.2. Hệ thống tổ chức đào tạo
Trải qua 29 năm hình thành và phát triển, đến nay Trường có các Khoa và Bộ môn đào tạo các ngành, chyên ngành sau:
Đào tạo trình độ Đại học:
Nhóm ngành Toán- Tin học và Công nghệ:
- Toán - Tin ứng dụng
- Khoa học máy tính (Công nghệ thông tin)
- Truyền thông và mạng máy tính
- Hệ thống thông tin
Nhóm ngành Kinh tế-Quản lý:
- Kế toán
- Tài chính - Ngân hàng
- Quản trị kinh doanh (Quản trị doanh nghiệp, Quản trị Marketing)
Nhóm ngành Ngoại ngữ:
- Ngôn ngữ Anh
- Ngôn ngữ Nhật
- Ngôn ngữ Trung Quốc
- Ngôn ngữ Pháp - Ý
Nhóm ngành Khoa học sức khoẻ:
- Điều dưỡng
- Y tế cộng đồng
- Quản lý bệnh viện
- Dinh dưỡng
Nhóm ngành Khoa học Xã hội và nhân văn:
- Công tác xã hội
- Việt Nam học
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Thanh nhạc
Đào tạo trình độ thạc sĩ:
- Kinh doanh và Quản trị Quốc tế (Liên kết với Đại học Nice - Sophia Antipolis, Cộng hòa Pháp)
- Quản trị Kinh doanh
- Tài chính - Ngân hàng
- Toán ứng dụng
- Phương pháp toán sơ cấp
- Công tác xã hội
- Y tế công cộng
- Điều dưỡng
1.1.3. Quan hệ hợp tác quốc tế
Trong những năm phát triển tiếptheo, Trường thúc đẩy hoạt động hợp tác giáo dục quốc tế hơn nữa với việc mở rộng đa dạng mạng lưới các đối tác. Hiện tại, trường hợp tác với Đại học Nice - Sophia Antipolis (CH Pháp) đào tạo Thạc sĩ ngành Kinh doanh và Quản trị quốc tế, do Đại học Nice - Sophia Antipolis cấp bằng; Hợp tác với Đại học Tổng hợp South Carolina, Đại học Sprott-Shaw Degree College (Canada),Tổ chức Keieikai (Nhật Bản, Trung tâm nghiên cứu y học và quản lý chăm sóc sức khỏe Ritsumeikan (Nhật Bản), Hội KUE (Đức), Đại học Quốc gia Philippines, Học viên Quản lý Singapore...
Rất nhiều chương trình hợp tác quốc tế uy tín đã được triển khai và được đánh giá cao như: Chương trình hợp tác với Trường Đại học Nanzan - Nhật Bản, Chương trình hợp tác với Trường Nhật ngữ Meric và Keieikai - Nhật Bản, Chương trình trao đổi sinh viên giữa Đại học Thăng Long và Trường AIR - Nhật Bản (Sinh viên học tại trường AIR sẽ được miễn phí một nửa cho năm học đầu tiên và miễn phí toàn bộ phí đăng ký học và phí kiểm tra đầu vào), Chương trình hợp tác với Học viện Quản lý Singapore, Chương trình hợp tác với Đại học Naresuan (Thái Lan)… nhằm tăng cường hợp tác đào tạo cũng như hoạt động trao đổi giảng viên, sinh viên, nghiên cứu khoa học, tập huấn, hợp tác tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.
Để phát triển toàn diện khả năng học thuật cũng như các kỹ năng khác, Đại học Thăng Long còn tăng cường hợp tác với các trường bạn trên thế giới để tổ chức những khóa học ngắn hạn có chất lượng cao. Sinh viên không chỉ được trải nghiệm cuộc sống ở một môi trường mới mà còn có thể phát triển tri thức với bạn bè đến từ nhiều quốc gia khác nhau, như khóa học Tiếng Anh doanh nghiệp hợp tác giữa Đại học Thăng Long với Học viện Quản lý Singapore (SIM), khóa học giao lưu ngắn hạn với Đại học Ngoại ngữ Ngoại thương Quảng Đông, Học viện Quản lý EASB - Singapore (East Asia Institute of Management - EASB)…
1.1.4. Quy mô và các hệ đào tạo
Sau hơn 29 năm, từ một ngành Toán tin ban đầu với 80 học viên, trường đã phát triển không ngừng và đến nay đã đào tạo 18 chuyên ngành.
Bảng sau cho thấy số lượng sinh viên học tại trường trong 6 năm gần đây:
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
6432 |
7171 |
7270 |
6701 |
6975 |
6890 |
6766 |
1.2. Kết quả phân tích, đánh giá về nhu cầu đối với nguồn nhân lực trình độ thạc sỹ chuyên ngành Quản lý bệnh viện
Quản trị hệ thống y tế (governance) là một trong 5 hợp phần cơ bản của hệ thống y tế, bao gồm hợp phần về nhân lực y tế, tài chính y tế, thuốc – trang thiết bị - công nghệ y tế và quản lý – quản trị hệ thống y tế. Để thực hiện tốt hợp phần quản lý – quản trị, đội ngũ cán bộ làm công tác quản trị, quản lý y tế phải được đào tạo bài bản, có được các kiến thức, kỹ năng về quản trị, quản lý.
Tuy nhiên, phần lớn cán bộ quản lý y tế ở các cấp đều là cán bộ chuyên môn y tế chưa đuợc đào tạo cơ bản về quản lý. Hầu hết đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý ở các cấp, nhất là các giám đốc các viện, bệnh viện và TTYT, đều là cán bộ chuyên môn y tế, trong đó nhiều người có trình độ chuyên môn cao. Họ không được đào tạo cơ bản về quản lý, cũng như về hoạch định chính sách, do vậy nhìn chung năng lực quản lý và hoạch định chính sách của họ còn nhiều hạn chế. Đây là một vấn đề lớn cần được quan tâm ở ba khía cạnh. Thứ nhất, trong khi đang có sự thiếu hụt về nhân lực, các chức vụ quản lý đã thu hút một số lượng khá lớn nhân lực y tế có trình độ chuyên môn cao, vừa gây lãng phí chuyên môn lại vừa gây nhiều bất cập cho xây dựng chính sách và quản lý y tế. Thứ hai, đào tạo về quản lý cho cán bộ chuyên môn y tế để học có khả năng quản lý tốt là một việc gây tốn kém và mất thêm thời gian. Trên thực tế, nhiều lớp bồi dưỡng về quản lý đã được tổ chức, song rất ít thu hút được các giám đốc sở y tế, giám đốc các bệnh viện hay TTYT, do họ bận việc hay chưa nhận thức được tầm quan trọng của các lớp bồi dưỡng này. Thứ ba, coi việc bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo,quản lý ở các cơ sở y tế là con đường tiến thân sẽ ảnh hưởng không tốt cho động lực tiến thân bằng con đường chuyên môn của CBYT nói chung.
Công việc quản lý nhân lực hiện đại gồm bốn vai trò là: công việc hành chính, bảo vệ quyền lợi nhân viên, quản lý những sự chuyển đổi trong môi trường hoạt động và liên kết chiến lược giữa nhân lực và lãnh đạo về phát triển đơn vị. Tuy nhiên, thông thường phạm vi quản lý và sử dụng nhân lực hiện nay giới hạn ở hai vai trò đầu, trong khi hai vai trò còn lại chưa được khai thác, sử dụng. Nói chung các cơ sở y tế và cơ quan quản lý nhà nước về y tế chưa thực hiện được tốt các chức năng quản lý nhân lực vì năng lực của nhà quản lý chưa chuyên nghiệp và vì nhiều chính sách chưa có hoặc chưa cho phép tự chủ thực sự.
Trong những năm gần đây, một số dự án của nước ngoài tài trợ cũng đã chú trọng đào tạo kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý tuyến tỉnh trở xuống. Nhưng việc cử cán bộ đi học của các cơ sở y tế rất khó khăn, do thiếu cán bộ làm việc và nhiều nguyên nhân khác. Việc đào tạo kiến thức quản lý cho sinh viên y khoa tại các đại học y chưa được quan tâm đúng mức. Thời gian đào tạo quá ít, chủ yếu về lý thuyết. Năng lực quản lý và lập kế hoạch của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý yếu, rất ít đào tạo/cập nhật về quản lý cho cán bộ lãnh đạo và quản lý[2].
Kết quả của một nghiên cứu[3] về cán bộ quản lý y tế tuyến huyện năm 2013 cho thấy gần 90%giám đốc, phó giám đốc bệnh viện có trình độ từ đại học trở lên, trong nhóm có trình độ đại học thì đa số có chuyên môn là bác sĩ (95,12%). Đối với các nhóm cán bộ quản lý khác trong bệnh viện thì chuyên môn chủ yếu của họ là bác sĩ (45,67%) hoặc điều dưỡng (30,38%); đại đa số đối tượng (86,7%) không được đào tạo chính thức về quản lý. Số đối tượng được đào tạo có chứng chỉ ngắn hạn về quản lý bệnh viện chiếm 44,2%. Bên cạnh đó vẫn còn khoảng gần 40% giám đốc và phó giám đốc, những người giữ trách nhiệm quản lý lớn nhất tại bệnh viện, chưa được đào tạo về quản lý bệnh viện. Đây là một con số rất đáng quan tâm và cần có sự đầu tư hơn nữa trong công tác đào tạo cán bộ quản lý, lãnh đạo của bệnh viện. Trong vòng 3 năm gần đây thì chỉ có 50% cán bộ từ trưởng/phó khoa phòng trở lên ở các bệnh viện huyện được tham gia các khóa học ngắn hạn về quản lý bệnh viện. Trong khi đó, hầu hết cán bộ quản lý đều cho biết có nhu cầu được đào tạo để nâng cao hoặc cập nhật kiến thức về quản lý (95%).
Như vậy, nhu cầu đào tạo trình độ cao học về quản lý đối với những người đang làm công tác quản lý cũng như những cán bộ sẽ làm công tác quản lý trong hệ thống y tế nói chung và bệnh viện nói riêng là rất lớn và chưa được đáp ứng.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và y tế, việc tham gia đào tạo chuyên ngành Quản lý bệnh viện bậc đại học và cao học của Trường Đại học Thăng Long sẽ đóng góp vào việc tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý y tế, quản lý bệnh viện, góp phần tăng cường hiệu quả và chất lượng cung ứng dịch vụ y tế của ngành y tế và của hệ thống bệnh viện trên cả nước.
1.3. Kết quả đào tạo của trường
Số lượng sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Thăng Long trong những năm gần đây như sau.
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
750 |
1266 |
1390 |
1714 |
1369 |
1458 |
1240 |
1.4.Giới thiệu Khoa Khoa học Sức khỏe
Khoa Khoa học Sức khỏe gồm bốn Bộ môn: Bộ môn Điều dưỡng, Bộ môn Y tế công cộng, Bộ môn Quản lý bệnh viện và Bộ môn Dinh Dưỡng với 48 giảng viên cơ hữu, trong đó có 4 giáo sư, 22 phó giáo sư, 10 tiến sĩ và 13 thạc sĩ. Đây là đội ngũ giảng viên tâm huyết, nhiệt tình, có trình độ sư phạm cao, có thâm niên giảng dạy và đào tạo nhiều năm, đã giữ trọng trách quản lý trong cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Y tế, trường đại học y và các viện nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực y học.
Ngoài hệ đào tạo cử nhân Điều dưỡng và Y tế công cộng, việc đào tạo cử nhân Quản lý bệnh viện hệ chính quy, từ năm học 2007 - 2008, Nhà trường đã đào tạo cử nhân Điều dưỡng hệ vừa làm vừa học. Hình thức này đã thu hút được đông đảo đội ngũ cán bộ điều dưỡng trình độ trung cấp và cao đẳng đang làm việc tại các bệnh viện thuộc nội ngoại thành thành phố Hà Nội, giúp họ có cơ hội được nâng cao trình độ lên cử nhân điều dưỡng mà vẫn có thể làm công việc điều dưỡng tại bệnh viện.
Số sinh viên của khoa Khoa học sức khỏe đạt gần 900 sinh viên trong năm học 2015- 2016. Đại đa số sinh viên của khoa có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Cho đến năm học 2015- 2016, đã có 8 khóa sinh viên tốt nghiệp với 676 sinh viên bao gồm cả hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học. Ngoài ra, với ưu việt của chế độ học theo tín chỉ, nhiều sinh viên của trường có cơ hội học thêm các chuyên ngành khác ngoài bằng chuyên môn chính (chuyên ngành Công tác xã hội, tiếng Nhật, Kỹ thuật y tế, Kế toán, Quản lý tài chính…).
Bộ môn Quản lý bệnh viện: Bộ môn được thành lập từ năm 2008, tính đến nay đã đào tạo được gần 200 sinh viên. Hiện tại đã có 55 sinh viên tốt nghiệp và đã có việc làm ngay. Đội ngũ giảng viên có đủ về số lượng và chất lượng và kinh nghiệm giảng dạy, cụ thể là có đội ngũ trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đáp ứng yêu cầu quy định tại Thông tư 09/2017/TT-BGD ĐT ngày 4/4/2017 cùa Bộ GD&ĐT (có 7 giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đúng ngành, ngành gần với ngành Quản lý bệnh viện và có kinh nghiệm đào tạo quản lý bệnh viện và có nhiều công trình công bố liên quan đến lĩnh vực quản lý bệnh viện. Ngoài ra còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng dạy thực hành tại các bệnh viện.
1.5.Lý do đề nghị mở chuyên ngành đào tạo thạc sỹ Quản lý bệnh viện
Qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng nhân lực y tế Việt Nam trong nhiều năm qua, Trường Đại học Thăng Long nhận thấy nhu cầu cấp bách về việc tăng cường đào tạo sau đại học cho cán bộ y tế làm công tác quản lý y tế nói chung và quản lý bệnh viện nói riêng. Sau 7 năm đã đào tạo hệ cử nhân Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Thăng Long nhận thấy Trường có thể tham gia đào tạo Thạc sỹ quản lý bệnh viện vì các lý do sau đây:
1. Nhu cầu cấp bách của xã hội đối với việc nâng cao năng lực quản lý cung ứng dịch vụ y tế: Dân số già hóa cùng với thực trạng gánh nặng bệnh không lây nhiễm và bệnh mạn tính ngày càng áp đảo, dẫn tới nhu cầu chăm sóc, sử dụng dịch vụ bệnh viện tiếp tục tăng cao, đòi hỏi tăng cường số lượng nhân lực y tế trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, đặc biệt là tăng cường năng lực quản lý cung ứng dịch vụ y tế.
Già hóa dân số: Cơ cấu dân số nước ta có sự biến đổi mạnh và đang có xu hướng già hoá dân số. Số liệu gần đây cho thấy, năm 2012, Việt Nam đã bước vào thời kỳ già hóa dân số, với tỷ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên tăng từ 8% năm 1999 lên 10,2% năm 2012; tỷ trọng dân số 65 tuổi trở lên tăng từ 5,8% năm 1999, lên 6,4% năm 2009 và 7,1% năm 2012. Chỉ số già hoá dân số (tổng số người trên 60 tuổi/100 người dưới 15 tuổi) tăng nhanh từ 24,3% năm 1999 lên 43,5% năm 2013. Tỷ lệ người cao tuổi trong dân số cao sẽ làm tăng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ trong thời gian tới. Ở Việt Nam, việc chăm sóc xã hội và chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi (trong đó có vấn đề người già cô đơn) vẫn còn hạn chế. Nhiều người cao tuổi mặc dù có con, cháu nhưng vẫn thiếu sự chăm sóc do con cháu phải đi làm xa, hoặc không có thời gian.
Mô hình bệnh tật của người cao tuổi (70 tuổi trở lên) gồm cả những bệnh gây tử vong cao và những bệnh khác gây nên những năm sống tàn tật, giảm chất lượng sống và tạo nhu cầu chăm sóc cao. Khoảng một nửa số người tử vong mỗi năm là người cao tuổi. Năm 2010, mười nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở người cao tuổi chiếm 66% tổng số tử vong ở nhóm này, trong đó tai biến mạch máu não chiếm 27% tử vong ở người cao tuổi. Ngoài các BKLN, trong 10 nguyên nhân tử vong quan trọng nhất ở người cao tuổi có 2 bệnh truyền nhiễm là nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và bệnh lao (Bảng 8). Mười nguyên nhân gây số năm sống tàn tật lớn nhất ở người cao tuổi gây ra 64% tổng số năm sống tàn tật, chủ yếu do các bệnh/chứng bệnh mạn tính không lây nhiễm như các rối loạn thính giác và tầm nhìn, bệnh xương khớp, bệnh thần kinh và tâm thần (bệnh Alzheimer và trầm cảm).
Thay đổi cơ cấu bệnh tật: Cơ cấu bệnh tật của người dân Việt Nam đang chuyển đổi từ bệnh truyền nhiễm sang bệnh không lây nhiếm. Số liệu về gánh nặng bệnh tật tính theo DALY cho thấy có sự biến đổi nhanh về mô hình bệnh tật và tử vong ở Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2010. Gánh nặng bệnh tật do các bệnh truyền nhiễm, các vấn đề sức khỏe của bà mẹ, giai đoạn chu sinh và rối loạn dinh dưỡng giảm từ 45,6% xuống 20,8%. Đồng thời gánh nặng bệnh tật do các bệnh/chứng bệnh không lây nhiễm tăng từ 42% lên 66% tổng số DALY. Khi các bệnh không lây nhiễm, các bệnh mạn tính trở thành gánh nặng bệnh tật chính thì nhu cầu KCB, nhu cầu sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh sẽ tăng lên nhiều.
Tăng nhu cầu nhân lực y tế: Thay đổi cơ cấu bệnh tật nêu trên dẫn tới tăng nhu cầu khám chữa bệnh tăng cao đòi hỏi tăng nhanh số lượng và chất lượng nhân lực y tế. Theo Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám, chữa bệnh giai đoạn 2015 – 2020 của Bộ Y tế, để đạt được các chỉ tiêu nhân lực y tế cho năm 2020, tổng số nhân lực cần bổ sung thêm lên tới xấp xỉ 248000 người (xem bảng dưới). Số đó bao gồm cả cán bộ quản lý trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ y tế nói chung và bệnh viện nói riêng.
Bảng 1. Dự báo nhu cầu nhân lực theo loại cán bộ tới năm 2020 (Nguồn: BYT, 2015)
Loại nhân lực |
Năm 2011* |
Cần có năm 2020 ** |
Chỉ tiêu 2020 (trên 10.000 dân) |
Số nhân lực cần bổ sung tới 2020 |
Bác sĩ |
44.104 |
99.351 |
8 |
55.245 |
Điều dưỡng |
141.494 |
225.345 |
20 |
83.851 |
Dược sĩ đại học |
16.875 |
27.762 |
2 |
10.887 |
Nhóm chuyên ngành khác |
36.144 |
134.006 |
12 |
97.892 |
Ghi chú:(*): Số liệu kiểm tra bệnh viện năm 2011- Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, (**): Dựa trên dự báo dân số Việt Nam năm 2020 là 97,5 triệu người, mỗi năm nhân lực y tế bị tiêu hao 5% do nghỉ hưu, chuyển công tác.
2. Đa số nhân lực làm công tác quản lý y tế nói chung và quản lý bệnh viện nói riêng là các cán bộ có chuyên môn sâu về y học nhưng chưa được đào tạo về quản lý.Cho tới nay, phần lớn cán bộ quản lý y tế ở các cấp đều là cán bộ chuyên môn y tế chưa đuợc đào tạo cơ bản về quản lý. Điều tra của Bộ Y tế vào năm 2013 cho thấy khoảng trống lớn về năng lực quản lý của các cán bộ hiện nay so với nhu cầu. Cán bộ quản lý các cơ sở y tế chủ yếu là bác sĩ có chuyên môn giỏi (đặc biệt là ở các bệnh viện), có tham gia vào KCB nên thời gian và kinh nghiệm cho công tác quản lý còn hạn chế. Năng lực quản lý và lập kế hoạch của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý yếu, rất ít đào tạo/cập nhật về quản lý cho cán bộ lãnh đạo và quản lý[4].Mặc dù nhiều cán bộ ở vị trí quản lý bệnh viện trong nhiều năm nhưng chỉ có 30% các cán bộ này được đào tạo về quản lý. Trên 95% cán bộ quản lý y tế cho rằng họ thiếu các kỹ năng quản lý.[5]
Trong những năm gần đây, một số trường đại học đã mở các khóa đào tạo sau đại học về quản lý bệnh viện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu. Hình thức đào tạo về quản lý bệnh viện mới chủ yếu là đào tạo ngắn hạn.
Kết quả của một nghiên cứu[6] về cán bộ quản lý y tế tuyến huyện năm 2013 cho thấy đại đa số đối tượng (86,7%) không được đào tạo chính thức về quản lý. Trong vòng 3 năm gần đây thì chỉ có 50% cán bộ từ trưởng/phó Khoa phòng trở lên ở các bệnh viện huyện được tham gia các khóa học ngắn hạn về quản lý bệnh viện. Trong khi đó, hầu hết cán bộ quản lý đều cho biết có nhu cầu được đào tạo để nâng cao hoặc cập nhật kiến thức về quản lý (95%).
3. Đào tạo về quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý trong hệ thống y tế đã được xác định là một vấn đề ưu tiên cho giai đoạn 2015– 2020. Nâng cao trình độ và năng lực quản lý điều hành nhân lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý bệnh viện được xác định là một trong các mục tiêu cụ thể của Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám, chữa bệnh giai đoạn 2015 – 2020, ban hành kèm theo Quyết định số số 2992/QĐ-BYT ngày 17/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bộ Y tế đặt chỉ tiêu 90% tổng số lãnh đạo các bệnh viện được đào tạo và cấp chứng chỉ về quản lý bệnh viện trong giai đoạn 2015 - 2020. Các mục tiêu, giải pháp về tăng cường năng lực quản lý hệ thống khám, chữa bệnh bao gồm:
- Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý và các cán bộ quản lý trong các bệnh viện, nhất là bệnh viện tỉnh và huyện;
- Tăng cường năng lực lập kế hoạch và triển khai kế hoạch phát triển nhân lực của các cán bộ quản lý về nhân lực tại các Sở Y tế và các bệnh viện;
- Tăng cường năng lực nghiên cứu về quản lý và phát triển nhân lực KBCB, về chính sách y tế công cộng, kinh tế y tế và các nghiên cứu ứng dụng các mô hình tiên tiến trong sử dụng và phát huy nhân lực KBCB tại cơ sở;
- Tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện các chính sách về nhân lực y tế để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi những bất cập trong chính sách hiện hành.
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý nhân lực. Chuẩn hóa hệ thống thông tin quản lý bệnh viện để hỗ trợ công tác quản lý tài chính, nhân lực cũng như công tác lập kế hoạch phát triển, theo dõi, giám sát công tác tổ chức triển khai kế hoạch/chính sách phát triển nhân lực.
4. Thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế và giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 90/CP của Chính phủ. Nghị quyết 90/CP, ngày 21/08/1997 do Thủ tướng Phan Văn Khải ký về chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế văn hóa là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với bối cảnh mở cửa kinh tế của nước ta – huy động mọi thành phần kinh tế cùng xây dựng đất nước.
Được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2008, Trường Đại học Thăng Long đã mở mã ngành đào tạo cử nhân Quản lý bệnh viện. Đã có 4 khóa sinh viên cử nhân Quản lý bệnh viện tốt nghiệp với nhiều em đạt loại khá, giỏi.
Việc một trường đại học ngoài công lập như Đại học Thăng Long tham gia đào tạo nhân lực cho ngành y, thể hiện trách nhiệm rất cao của Nhà trường đối với đất nước. Mặc dù biết đây là lĩnh vực đào tạo tốn kém, có ít trường ngoài công lập tham gia và không mang lại lợi nhuận so với các ngành đào tạo khác như quản trị kinh doanh, tài chính- ngân hàng, công nghệ thông tin, nhưng Hội đồng quản trị và Ban Giám hiệu Nhà trường vẫn coi đây là việc cần làm và đã tổ chức thực hiện trên cơ sở tiếp cận khoa học.
6. Trường Đại học Thăng Long có nhiều điều kiện thuận lợi về đội ngũ giảng viên, tổ chức bộ máy, kinh nghiệm đào tạo Sau Đại học. Đội ngũ giảng viên là các thầy cô tâm huyết, nhiệt tình, có trình độ sư phạm cao, có thâm niên trong giảng dạy và đào tạo, từng giữ nhiều trọng trách trong cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Y tế, trường Đại học Y và các viện nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực y học dự phòng, Điều dưỡng, Dinh dưỡng và Quản lý y tế.
Trường đã thành lập Phòng Sau đại học và cử một Phó Hiệu trưởng kiêm nhiệm vị trí Trưởng phòng để chuẩn bị cơ sở vật chất, tổ chức, và quản lý đào tạo Sau Đại học.
Trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh (mã 60340102), chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng (mã 60340201), chuyên ngành Toán ứng dụng (mã 60460112) và chuyên ngành Phương pháp toán sơ cấp (mã 60460113), chuyên ngành Điều dưỡng (mã 60720501).
Trường Đại học Thăng Long tin tưởng rằng việc mở mã ngành đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Quản lý bệnh viện của Trường Đại học Thăng Long không chỉ sẽ góp phần giải quyết sự thiếu hụt và mất cân bằng nhân lực Y tế dự phòng, mà còn tạo điều kiện cho Trường có thêm cơ hội thực hiện lời kêu gọi của Nhà nước về chủ trương xã hội hóa trong giáo dục và trong y tế.
Phần II: MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
2.1. Những căn cứ lập đề án
a) Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT ngày 04/04/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ Thạc sỹ, trình độ Tiến sỹ.
b) Thông tư số 25/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.
c) Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/05/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ.
d) Căn cứ thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về khối lượng kiến thức tối thiểu, năng lực người học đối với trình độ đào tạo đại học, thạc sỹ và tiến sỹ;
e) Căn cứ Quyết định số 1982 /QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ Quốc gia Việt Nam;
f) Chương trình đào tạo thạc sỹ Quản lý bệnh viện của một số trường đại học trong nước (Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y tế công cộng) và chương trình đào tạo Thạc sĩ quản trị trong CSSK (Master in Health Care Management) của một số trường đại học ở nước ngoài như Trường Đại học Havard (Mỹ), Đại học Northcentral (Mỹ), Đại học Kaplan (Mỹ), Trường Đại học InterContinental (Mỹ), Đại học Colorado Denver (Mỹ), Đại học Mahatma Ghandi (Ấn độ), Đại học Tây Bengal (Ấn độ) v.v..
2.2. Mục tiêu đào tạo
2.2.1. Mục tiêu chung
Cung cấp kiến thức và kỹ năng về quản lý bệnh viện cho học viên nhằm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bệnh viện.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
a) Trình bày, phân tích các nguyên lý quản lý, quản lý bệnh viện
b) Trình bày, phân tích các nội dung chính về quản lý nhân lực trong cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện
c) Trình bày, phân tích các nội dung chính về kinh tế y tế, tài chính y tế, quản lý tài chính bệnh viện.
d) Trình bày, phân tích các nội dung chính về quản lý trang thiết bị và hạ tầng bệnh viện,
e) Phân tích, giải thích các nội dung chính về quản lý dược bệnh viện
f) Phân tích các nội dung chính về quản lý chất lượng bệnh viện, phòng chống chấn thương trong bệnh viện.
g) Giải thích các bước trong quy trình lập kế hoạch phòng chống thảm họa trong bệnh viện
h) Trình bày và phân tích các nội dung chính về theo dõi, giám sát, thanh tra, đánh giá việc thực hiện các: hoạt động – kế hoạch – dự án – chương trình y tế
i) Trình bày và phân tích các nội dung chính trong các chuyên ngành: dịch tễ học các bệnh không lây, bệnh truyền nhiễm và các bệnh mới nổi, marketing bệnh viện, thống kê y sinh học, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, sức khỏe nghề nghiệp, pháp luật và y đức, giáo dục nâng cao sức khỏe bệnh viện,
j) Phân tích hệ thống y tế, chính sách y tế - sức khoẻ ở Việt Nam hiện nay.
2.3. Thời gian đào tạo
Thời gian đào tạo 24 tháng tập trung, kể cả thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
2.4. Đối tượng tuyển sinh
2.4.1. Điều kiện về văn bằng:
- Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành Quản lý bệnh viện; ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ khi có cùng tên trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau dưới 10% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.
- Người có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần với ngành Quản lý bệnh viện khi cùng nhóm ngành khoa học sức khỏe trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sỹ được ban hành kèm theo Thông tư số 25/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau từ 10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.
- Người có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành gần với ngành Quản lý bệnh viện trong nước và nước ngoài và đã học bổ sung kiến thức các môn học hay các học phần để có trình độ tương đương với cử nhân tốt nghiệp ngành quản lý bệnh viện. Nội dung, số lượng các môn học bổ sung do trường quy định, phù hợp với từng đối tượng (bổ sung kiến thức ngành của chương trình đại học trước khi dự thi). Học viên phải đóng học phí các học phần bổ sung theo mức học phí quy định đối với hệ đại học. Trường sẽ công khai quy định về học bổ sung trên website của cơ sở đào tạo
2.4.2. Điều kiện thâm niên công tác:
- Người có bằng tốt nghiệp đại học cùng ngành Quản lý bệnh viện loại giỏi trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
- Những trường hợp còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến chuyên môn quản lý bệnh viện. Thời gian một năm được tính kể từ ngày tốt nghiệp đại học (ngày quyết định công nhận tốt nghiệp) đến ngày đăng ký dự thi.
2.4.3. Điều kiện ưu tiên:
a) Đối tượng ưu tiên:
· Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
· Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
· Con liệt sĩ;
· Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
· Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành;
· Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.
b) Mức ưu tiên
Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại mục 1 trên đây (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi mười điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ theo quy định của Quy chế này và cộng một điểm (thang điểm 10) cho một trong hai môn thi hoặc kiểm tra quy định do cơ sở đào tạo quy định: một môn chủ chốt của ngành, chuyên ngành đào tạo, được xác định theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ; đối với ngành, chuyên ngành đặc thù hoặc chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng, cơ sở đào tạo có thể thay môn thi không chủ chốt bằng phương thức kiểm tra năng lực khác phù hợp với yêu cầu của ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo.
2.4.4. Điều kiện sức khỏe
Có đủ sức khỏe để học tập và làm việc theo quy định hiện hành.
2.5. Danh mục các ngành gần với ngành Quản lý bệnh viện
Ngành gần bao gồm: Y học; Y học cổ truyền; Dịch vụ y tế; Dược học; Điều dưỡng, hộ sinh; Răng-hàm-mặt …(cùng nhóm ngành Sức khỏe trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sỹ được ban hành kèm theo Thông tư số 25/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
2.6. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức
Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần sẽ phải học 4 môn học: Quản lý dịch vụ y tế và Tổ chức quản lý hệ thống y tế, Kế hoạch y tế, Nguyên lý sức khỏe cộng đồng.
2.7. Các môn thi tuyển
- Môn cơ bản: Toán thống kê y sinh học;
- Môn cơ sở: Tổ chức và quản lý y tế;
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh.
Về ngoại ngữ: Thí sinh có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ của cơ sở đào tạo thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:
- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam;
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;
- Có chứng chỉ đạt trình độ ngoại ngữ từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận.
2.8. Quy mô tuyển sinh dự kiến
Khóa tuyển sinh lần đầu: Từ 30-50 học viên/khóa; những khóa tiếp theo tăng dần từ 50-70 học viên/khóa.
2.9. Mức học phí dự kiến
Mức học phí dự kiến khóa học 2018-2010 là 46.000.000đ /người học /cả khóa học (bốn mươi sáu triệu đồng /người học /cả khóa học).
2.10. Điều kiện tốt nghiệp
2.10.1. Điều kiện bảo vệ luận văn
a) Học viên hoàn thành chương trình đào tạo, có điểm trung bình chung các học phần trong chương trình đào tạo đạt từ 5,5 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc điểm C trở lên (theo thang điểm chữ);
b) Đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu phải từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;
c) Có đơn xin bảo vệ và cam đoan danh dự về kết quả nghiên cứu trung thực, đồng thời phải có ý kiến xác nhận của người hướng dẫn là luận văn đạt các yêu cầu theo quy định tại Khoản 2, Điều 26 quy chế Đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/2015 của Bộ GD&ĐT;
d) Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian bị kỷ luật đình chỉ học tập;
đ) Không bị tố cáo theo quy định của pháp luật về nội dung khoa học trong luận văn.
2.10.2. Điều kiện tốt nghiệp
Có đủ điều kiện bảo vệ luận văn thạc sỹ và đã bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ ngành Quản lý bệnh viện.
PHẦN III. NĂNG LỰC CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(theo quy định của Thông tư số: 09/2017/TT- BGD ĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
3.1. Đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường Đại học Thăng Long
3.1.1. Danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy các môn học/học phần của ngành Quản lý bệnh viện
TT |
Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại |
Học hàm, năm phong |
Học vị, nước, năm tốt nghiệp |
Ngành/ Chuyên ngành |
Tham gia đào tạo SĐH (năm, CSĐT) |
Thành tích khoa học (số lượng đề tài, các bài báo) |
Tham gia giảng dạy học phần |
Ghi chú |
1 |
Trương Việt Dũng, 1952, Trưởng khoa Khoa học sức khỏe, Trưởng Bộ môn Quản lý bệnh viện, Nguyên Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo Bộ Y tế. Nguyên Viện Trưởng Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng trường ĐHY Hà Nội |
GS, 2004 |
TS, Liên Xô |
Chuyên ngành Y học dự phòng |
1982, ĐH Y Hà Nội |
Có 50 đầu sách/TLTK/ 17 Bài báo liên quan đến khoa học sức khỏe, và liên quan đến Quản lý bệnh viện Hướng dẫn nghiên cứu sinh: 4. Hướng dẫn cao học: 80 có kinh nghiệm quản lý và giảng dạy ngành Quản lý bệnh viện |
-Phương pháp NCKH
-Nguyên lý quản lý và quản lý bệnh viện
-Pháp luật và chính sách y tế * |
|
2 |
Trần Thúy Hạnh, 1953, Phó Trưởng Bộ môn Quản lý bệnh viện, Nguyên Giám đốc bệnh viện Bạch Mai, Nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai |
PGS, 2007 |
TS, Việt Nam, 1995 |
BS Đa Khoa (chuyên ngành Nội khoa) |
1999, ĐH Y Hà Nội |
Có 19 công trình công bố liên quan đến Quản lý bệnh viện và hơn 10 bài báo liên quan đến Quản lý bệnh viện và khoa học sức khỏe; có kinh nghiệm quản lý và giảng dạy ngành Quản lý bệnh viện |
-An toàn và phòng chống thảm họa
-Quản lý nhân lực bệnh viện
|
|
3 |
Trần Văn Hưởng, 1967, giảng viên, Nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa Nam Anh – Bình Dương |
|
TS, Việt Nam, 2012 |
Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế |
2013, Trường Đại học Y Thái Bình |
có 26 đề tài khoa học đã công bố và 9 bài báo khoa học liên quan đến KHSK và quản lý bệnh viện; có kinh nghiệm quản lý và giảng dạy ngành Quản lý bệnh viện |
-Hệ thống thông tin QLBV
-Quản lý chất thải bệnh viện
-Quản lý kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện |
|
4 |
Trần Văn Tiến, 1953, giảng viên, Nguyên Giám đốc Bảo hiểm y tế Việt Nam, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế. |
|
TS, Czech, 1985 |
Chuyên ngành Khoa học về chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế |
1987, Đại học Thái Nguyên |
Có 11 bài báo khoa học và 8 đề tài liên quan đến khoa học sức khỏe, 1 tạp chí quốc tế (2011), Trong đó có 5 công trình công bố liên quan đến Quản lý bệnh viện; có kinh nghiệm quản lý và giảng dạy ngành Quản lý bệnh viện |
-Hệ thống thông tin QLBV
- Tin học + Thống kê y tế
-Quản lý chất lượng BV
|
|
5 |
Đào Văn Dũng, 1955, giảng viên, Nguyên chủ nhiệm Khoa Y tế Cộng đồng. |
GS, 2010 |
TS, 2005 |
chuyên ngành vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế |
1996, Học viện Quân Y |
15 công trình công bố liên quan đến Quản lý bệnh viện, và 18 bài báo liên quan đến Quản lý bệnh viện và Khoa học sức khỏe ; có kinh nghiệm quản lý và giảng dạy ngành Quản lý bệnh viện |
-Quản lý kinh tế và tài chính BV -Marketing bệnh viện
- Kinh tế y tế |
|
6 |
Nguyễn Đình Dũng, giảng viên, Nguyên Giám đốc bệnh viện Dệt may. |
|
TS, 2001 |
Y học dự phòng |
2014, Đại học Thăng Long |
Có 8 công trình đã công bố liên quan đến Khoa học sức khỏe và Quản lý bệnh viện 03 bài báo khoa học liên quan đến sức khỏe; có kinh nghiệm quản lý và giảng dạy ngành Quản lý bệnh viện |
-Quản lý trang thiết bị y tế
- Quản lý nhân lực BV - An toàn và phòng chống thảm họa |
|
7 |
Bạch Khánh Hòa, 1955, giảng viên, Nguyên Trưởng Khoa Miễn dịch, Viện Huyết học và truyền máu BV Bạch Mai, Nguyên Trưởng Khoa Huyết học Viện Huyết học truyền máu trung ương |
PGS, 2006 |
TS, 1990
|
Bác sĩ đa khoa (chuyên ngành Huyết học truyên máu) |
1999, Đại học Y Hà Nội |
Có 14 công bố liên quan đến Khoa học sức khỏe.; có 9 bài báo liên quan đến Quản lý bệnh viện và Khoa học sức khỏe ; có kinh nghiệm quản lý và giảng dạy ngành Quản lý bệnh viện |
-Marketing bệnh viện
- Quản lý nhiễm khuẩn bệnh viện |
|
3.2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
3.2.1. Thống kê diện tích xây dựng phục vụ đào tạo thạc sỹ Quản lý bệnh viện tại Trường Đại học Thăng Long
Trường có cơ sở vật chất được đầu tư thiết kế, xây dựng hiện đại. Trường được xây dựng trên diện tích khuôn viên hơn 2,3 ha trên đường Nghiêm Xuân Yêm - phường Đại Kim - quận Hoàng Mai – Hà Nội. Trường được dư luận xã hội đánh giá là trường đại học đẹp nhất tại thành phố Hà Nội.
a. Phòng học
Nhà Học chính - Hiệu bộ gồm 2 khối nhà 9 tầng và 7 tầng.
Nhà Hiệu bộ: Khối nhà 9 tầng, trong đó 6 tầng được sử dụng làm nơi làm việc của HĐQT, Ban Giám hiệu, Hội đồng Khoa học và Đào tạo và các phòng quản lí, khoa, bộ môn, phòng đào tạo trực tuyến, phòng máy tính.
Khu học chính: gồm 3 tầng của khối nhà 9 tầng và toàn bộ khối nhà 7 tầng.
Ba tầng của khối nhà 9 tầng có 12 phòng học với sức chứa từ 72 – 104 sinh viên; 1 tầng là Trung tâm Công nghệ thông tin với hệ thống phòng học được trang bị máy tính hiện đại, đường truyền Interrnet mạnh phục vụ học lí thuyết và thực hành các môn học toán – tin; 3 phòng hội thảo dùng để tổ chức bảo vệ khóa luận/ luận văn cho sinh viên, học viên. Tất cả các phòng học đều được trang bị máy điều hòa và hệ thống máy chiếu chất lượng cao phục vụ giảng dạy
Khối nhà 7 tầng kiến trúc hiện đại, gồm 16 phòng học lớn có sức chứa 80 sinh viên/ phòng, 50 phòng học nhỏ có sức chứa 40 sinh viên/ phòng, 12 phòng chuyên dụng học tiếng Anh, 5 phòng học phục vụ môn học Hát nhạc với trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn của môn học này.
b. Giảng đường
Cạnh khối hội trường là khu vực 2 giảng đường với diện tích mỗi giảng đường gần 350m2, đáp ứng được nhu cầu học tập cho gần 450 sinh viên trong những môn học cần tập trung số lượng lớn. Điều này đặc biệt thích hợp với việc tổ chức đào tạo theo tín chỉ của trường.
Hội trường Tạ Quang Bửu: Với gần 600 chỗ ngồi được trang bị hệ thống âm thanh và thiết bị kĩ thuật hoàn hảo có thể đáp ứng được mọi nhu cầu học tập, giảng dạy và hoạt động ngoại khóa. Hệ thống đường truyền internet băng thông rộng cho phép truyền hình, hội thảo trực tuyến chuẩn HDTV. Ngoài ra, hệ thống âm thanh biểu diễn chuyên nghiệp và hệ thống trình chiếu với màn chiếu 300 inch cho phép tổ chức những chương trình biểu diễn lớn và chiếu phim chất lượng cao.
Phòng học, phòng thí nghiệm, trang thiết bị
Phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy
Số TT |
Phòng học, giảng đường, phòng học đa phương tiện, phòng học ngoại ngữ, phòng máy tính… |
Số lượng |
Diện tích (m2) |
Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ giảng dạy |
||
Tên thiết bị |
Số lượng |
Phục vụ học phần/môn học |
||||
1 |
Số phòng học |
78 |
14.650 |
Bàn - Ghế |
4.288 (bộ) |
Tất cả các học phần |
2 |
Giảng đường |
2 |
810 |
Micro, tăng âm, loa ở lớp học |
35 (bộ) |
Tất cả các học phần |
3 |
Phòng học máy tính |
5 |
1.280 |
Máy chiếu ở lớp học |
64 (cái) |
Tất cả các học phần |
4. |
Thư viện |
4 |
3.400 |
Máy tính ở lớp học |
64 (bộ) |
Tất cả các học phần |
5 |
Phòng học ngoại ngữ |
2 |
100 |
Máy tính ở phòng thực hành tin |
366 (bộ) |
Tiếng Anh |
6 |
Hội trường |
1 |
860 |
Máy tính ở thư viện điện tử |
94 (bộ) |
Tất cả các học phần |
7 |
Nhà ăn |
3 |
1410 |
|
|
|
8 |
Nhà thi đấu đa năng |
4 |
1590 |
|
|
|
3.2.2. Thiết bị phục vụ đào tạo
TT |
Loại thiết bị |
Nước, năm sản xuất |
Số lượng |
Tên học phần sử dụng thiết bị |
1. |
Bàn - Ghế |
Việt Nam, 2008-2011 |
4.288 (bộ) |
Tất cả các học phần |
2. |
Micro, tăng âm, loa ở lớp học |
Đông nam Á |
35 (bộ) |
Tất cả các học phần |
3. |
Máy chiếu ở lớp học |
Nhật Bản |
64 (cái) |
Tất cả các học phần |
4. |
Máy tính ở lớp học |
Đông nam Á |
64 (bộ) |
Tất cả các học phần |
5. |
Máy tính ở phòng thực hành tin |
Đông nam Á |
366 (bộ) |
Tất cả các học phần |
6. |
Máy tính ở thư viện điện tử |
Đông nam Á |
94 (bộ) |
Tất cả các học phần |
TRƯỞNG PHÒNG HCTH (đã kí) |
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
(ĐÃ KÍ) |
Nguyễn Văn Thái
|
Phan Huy Phú |
3. 3. Cơ sở thực tập Quản lý tại Bệnh viện
3. Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp
3.4. Thư viện
Thư viện Trường Đại học Thăng Long được trang bị hệ thống phần mềm quản lí thư viện chuyên nghiệp. Toàn bộ hệ thống sách được mã hóa bằng tem từ và kiểm soát hoàn toàn tự động. Cổng an ninh check in-out cho phép đảm bảo an ninh tốt nhất cho tài nguyên của Thư viện. Việc kết nối dữ liệu với Thư viện Quốc gia và một số thư viện trên thế giới cho phép người đọc có thể khai thác những nguồn tài nguyên rất lớn phục vụ công tác học tập và giảng dạy.
- Tổng diện tích thư viện: 3400 m2 trong đó diện tích phòng đọc: 1800m2
- Số chỗ ngồi: 1100;
- Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: 200
- Phần mềm quản lí thư viện: Truyền thống KOHA và quản lí TVĐT DSPACE.
- Số lượng sách, giáo trình điện tử: 2000 tài liệu
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC VỤ ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
CÓ TRONG DANH MỤC THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Sách, tạp chí xuất bản trong 5 năm trở lại đây
Số TT |
Tên sách, tên tạp chí |
Nước xuất bản/Năm xuất bản |
Số lượng bản sách |
Tên học phần sử dụng sách, tạp chí |
Ghi chú |
1. |
Quản trị bệnh viện |
Trương Việt Dũng, Chủ biên, NXB Y học |
2015 |
Quản lý chất lượng bệnh viện |
|
2. |
Phương pháp nghiên cứu khoa học – Thiết kế nghiên cứu lâm sàng |
Trương Việt Dũng, Chủ biên, NXB Y học |
2017 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
|
3. |
Nguyên lý quản lý bệnh viện |
Trương Việt Dũng, tham gia, NXB LAO ĐỘNG XÃ HỘI, Hà Nội |
2012 |
Nguyên lý quản lý và quản lý bệnh viện
|
|
4. |
Tổ chức – Quản lý y tế |
Trương Việt Dũng, đồng chủ biên, NXB Y học, Hà Nội |
2006 |
Quản lý nhân lực bệnh viện |
|
5. |
Phát triển nhân lực y tế ở tuyến tỉnh |
Trương Việt Dũng, đồng chủ biên, NXB Y học, Hà Nội |
2010 |
Quản lý nhân lực bệnh viện |
|
6. |
Lập kế hoạch y tế tuyến tỉnh |
Trương Việt Dũng, đồng chủ biên, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội |
2006 |
-Pháp luật và chính sách y tế |
|
7. |
Kinh tế y tế |
Trương Việt Dũng, đồng tác giả, NXB Y học |
2001 |
Kinh tế y tế |
|
8. |
Tổ chức – Quản lý y tế |
Trương Việt Dũng, đồng chủ biên, NXB Y học, chi nhánh TP.Hồ Chí Minhi |
2004 |
Tổ chức – Quản lý y tế |
|
9. |
Y học dự phòng & Y tế công cộng. Thực trạng & Định hướng ở Việt Nam |
NXB Y học, Hà Nội |
2011 |
-Pháp luật và chính sách y tế |
|
10. |
Bài giảng Quản lý y tế (giáo trình sau đại học), Trường Cán bộ quản lý y tế |
Trương Việt Dũng, đồng tác giả, NXB Y học, Hà Nội |
1997 |
Tổ chức – Quản lý y tế |
|
11. |
Nhân lực y tế ở tuyến tỉnh |
Trương Việt Dũng, chủ biên, NXB Y học, Hà Nội |
2010 |
Quản lý nhân lực bệnh viện |
|
12. |
Tổ chức và quản lý y tế (ĐH Y HN) |
Trương Việt Dũng, đồng tác giả, NXB Y học, Hà Nội |
2010 |
Tổ chức – Quản lý y tế |
|
13. |
Phương pháp giảng dạy Y – Dược học |
Trương Việt Dũng, đồng chủ biên, NXB Giáo dục VN, Hà Nội |
2010 |
Phương pháp giảng dạy Y học |
|
14. |
Dịch tễ học thực địa |
Trương Việt Dũng, đồng tác giả, NXB Y học, Hà Nội |
2011 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
|
15. |
Hướng dẫn thử nghiệm trên lâm sàng vác xin |
Trương Việt Dũng, đồng tác giả, NXB Y học, Hà Nội
|
2012 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
|
16. |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
Trương Việt Dũng, đồng chủ biên, NXBY học, Hà Nội |
2014 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
|
17. |
Hướng dẫn Quốc gia về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học |
Trương Việt Dũng, đồng tác giả, NXB Lao động, Hà Nội |
2014 |
-Pháp luật và chính sách y tế |
|
18. |
Điều dưỡng cơ bản và nâng cao |
Trần Thúy Hạnh, NXB Khoa học và kỹ thuật, đòng chủ biên, , ISBN: 978-604-67-0848-3 |
2017 |
Quản lý chất lượng bệnh viện |
|
19. |
Quản lý chất lượng bệnh viện : áp dụng quản lý chất lượng toàn diện (TQM) trong bệnh viện (tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa và bổ sung) |
NXB Y học, 2015, |
2 |
Quản lý chất lượng bệnh viện |
|
20. |
Quản lý nguồn nhân lực : giáo trình cho học viên sau đại học |
2015, NXB Y học |
2 |
Quản lý nhân lực bệnh viện |
|
21. |
Phương pháp nghiên cứu trong y khoa |
2015, F.S Sanchez, Jr S.I. Morelos J.C Baltazar
|
1 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học |
|
22. |
Quản trị Bệnh viện |
Trương Việt Dũng, 2015 Nxb. Y học |
1 |
-Pháp luật và chính sách y tế |
|
23. |
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học |
2015, NXB Khoa học và kỹ thuật |
1 |
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học |
|
24. |
Bài giảng thống kê y tế |
2015, NXB. Y học |
1 |
Thống kê y tế |
|
25. |
Phương pháp nghiên cứu định tính |
2014, Trường Đại học Y tế công cộng, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội |
1 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học |
|
26. |
Nguyên lí và các kĩ năng quản lí: sách chuyên khảo dành cho cán bộ QLYT và học viên YTCC |
2014, NXB Y học |
2 |
Nguyên lý quản lý bệnh viện |
|
27. |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
Trương Việt Dũng, 2014, NXB Y học |
10 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học |
|
28. |
Hướng dẫn thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn môi trường bệnh viện |
Bộ Y tế. 2014, Nhà xuất bản Y học |
1 |
Quản lý chất lượng bệnh viện |
|
29. |
Quản lý và tổ chức y tế |
Phí Văn Thâm Lê Thị Thanh Hương NXB giáo dục Việt Nam, 2014 |
1 |
Quản lý và tổ chức y tế |
|
30. |
Thống kê YTCC – Phần phân tích số liệu |
Phạm Việt Cường, 2013
|
3 |
Xác suất thống kê y - sinh học |
|
31. |
Tổ chức quản lý hệ thống y tế : tài liệu dạy cho cử nhân YTCC
|
NXB LĐXH, 2012
|
2 |
Quản lý chất lượng bệnh viện |
|
32. |
Nguyên lý quản lý và các kỹ năng quản lý cơ bản
|
2012, NXB LĐXH
|
2 |
Nguyên lý quản lý bệnh viện |
|
33. |
Quản lý Dược bệnh viện: tài liệu giảng dạy
|
NXB LĐXH, 2012
|
2 |
Quản lý dược bệnh viện |
|
34. |
Quản lý dịch vụ y tế
|
NXB LĐXH, 2012
|
2 |
Nguyên lý quản lý bệnh viện |
|
35. |
Tổ chức và quản lý y tế |
NXB Y học , 2012 |
1 |
Quản lý y tế |
|
36. |
Thống kê cơ bản trong y sinh học |
NXB Y học,2012 |
1 |
Thống kê y sinh học |
|
37. |
Quản lý y tế : tài liệu dạy học cho cao học YTCC
|
NXB LĐXH, 2011 |
2 |
Nguyên lý quản lý bệnh viện |
|
38. |
Nguyên lí quản lí: dành cho học viên sau đại học YTCC và cán bộ quản lí y tế |
NXB LĐXH, 2011 |
2 |
Nguyên lý quản lý bệnh viện |
|
39. |
Tiếp thị xã hội: nguyên lý và ứng dụng trong YTCC |
NXB LĐXH, 2011
|
2 |
Marketing bệnh viện |
|
40. |
Quản lý chất lượng bệnh viện : giảng dạy cho thạc sỹ quản lý bệnh viện : áp dụng phương pháp giảng dạy dựa trên tình huống |
Đỗ Mai Hoa. NXB LĐXH 2011 |
1 |
Quản lý chất lượng bệnh viện |
|
41. |
Dịch tễ học |
Trường ĐH Y tế công cộng. NXB Y học, 2011 |
2 |
Dịch tễ học |
|
42. |
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học, |
Đỗ Hàm, Nxb. Lao động - Xã Hội, Hà Nội, 2010 |
1 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học |
|
43. |
Nguyên lý quản lý bệnh viện
|
NXB LĐXH, 2010
|
2 |
Nguyên lý quản lý bệnh viện |
|
44. |
Kinh tế y tế
|
Vũ Xuân Phú, Nxb. Y học, 2008 |
3 |
Kinh tế y tế
|
|
45. |
Kinh tế y tế và Bảo hiểm y tế |
Bộ Y tế. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2008 |
1 |
Kinh tế y tế |
|
46. |
Hướng dẫn chăm sóc người bệnh tập I |
Bộ Y tế. Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, 2008 |
1 |
Quản lý chất lượng bệnh viện |
|
47. |
Xác suất thống kê |
Đặng Đức Hậu, Nxb.Y học, 2007 |
1 |
Xác suất thống kê y - sinh học |
|
48. |
Tổ chức và quản lý y tế |
Trương Việt Dũng, Nguyễn Duy Luật, 2007 Nxb. Y học |
3 |
Quản lý y tế và chính sách y tế |
|
49. |
Dịch tễ học lâm sàng tập I |
Dương Đình Thiện, Nxb.Y học, 2006 |
1 |
Dịch tễ học |
|
50. |
Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm |
Dương Đình Thiện, Nxb. Y học, 2006 |
1 |
Dịch tễ học |
|
51. |
Dịch tễ học lâm sàng tập II |
Dương Đình Thiện, Nxb.Y học, 2004 |
2 |
Dịch tễ học |
|
52. |
Phương pháp nghiên cứu y dược học |
Chủ biên Lê Bạch Quang, NXB Quân đội nhân dân, 2002
|
1 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học |
|
53. |
Bài giảng quản lý và chính sách y tế (Sách đào tạo cao học Y tế công cộng. |
Nguyễn Duy Luật. Nxb. Y học, 2001
|
2 |
Quản lý y tế và chính sách y tế |
|
54. |
Bài giảng Quản lý và chính sách y tế |
Nguyễn Duy Luật. NXB Y học, 2001 |
2 |
Quản lý y tế và chính sách y tế |
|
TRƯỞNG PHÒNG TƯ LIỆU THƯ VIỆN
(đã kí) |
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
(đã kí) |
Phùng Duy Tĩnh |
Phan Huy Phú |
3.5. Hoạt động nghiên cứu khoa học
3.5.1. Các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên liên quan đến lĩnh vực khoa học sức khỏe và quản lý bệnh viện (mẫu 8-TT09)
TT |
Tên đề tài |
Cấp quyết định, mã số |
Số QĐ, ngày tháng năm/ngày nghệm thu |
Kết quả nghiệm thu |
Ghi chú |
1 |
Quản trị bệnh viện |
Trương Việt Dũng, Chủ biên, NXB Y học |
2015 |
Đạt |
|
2 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học – Thiết kế nghiên cứu lâm sàng |
Trương Việt Dũng, Chủ biên, NXB Y học |
2017 |
Đạt |
|
3 |
Nguyên lý quản lý bệnh viện |
Trương Việt Dũng, tham gia, NXB LAO ĐỘNG XÃ HỘI, Hà Nội |
2012 |
Đạt |
|
4 |
Tổ chức – Quản lý y tế |
Trương Việt Dũng, đồng chủ biên, NXB Y học, Hà Nội |
2006 |
Đạt |
|
5 |
Phát triển nhân lực y tế ở tuyến tỉnh |
Trương Việt Dũng, đồng chủ biên, NXB Y học, Hà Nội |
2010 |
Đạt |
|
6 |
Lập kế hoạch y tế tuyến tỉnh |
Trương Việt Dũng, đồng chủ biên, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội |
2006 |
Đạt |
|
7 |
Kinh tế y tế |
Trương Việt Dũng, đồng tác giả, NXB Y học |
2001 |
Đạt |
|
8 |
Tổ chức – Quản lý y tế |
Trương Việt Dũng, đồng chủ biên, NXB Y học, chi nhánh TP.Hồ Chí Minhi |
2004 |
Đạt |
|
9 |
Y học dự phòng & Y tế công cộng. Thực trạng & Định hướng ở Việt Nam |
NXB Y học, Hà Nội |
2011 |
Đạt |
|
10 |
Chất lượng các dịch vụ y tế công cộng và những quyết định của gia đình về chăm sóc sức khoẻ ở 4 xã tại Quảng Ninh |
Trương Việt Dũng, chủ biên, NXB Y học, Hà Nội |
1994 |
Đạt |
|
11 |
Tăng cường kỹ năng quản lý y tế tỉnh- huyện. Bộ y tế |
Trương Việt Dũng, đồng tác giả, NXB Y học, Hà Nội |
1994 |
Đạt |
|
12 |
Quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở tuyến cơ sở. Bộ Y Tế |
Trương Việt Dũng, đồng tác giả, NXB Y học, Hà Nội |
1996 |
Đạt |
|
13 |
Bài giảng Quản lý y tế (giáo trình sau đại học), Trường Cán bộ quản lý y tế |
Trương Việt Dũng, đồng tác giả, NXB Y học, Hà Nội |
1997 |
Đạt |
|
14 |
Nhân lực y tế ở tuyến tỉnh |
Trương Việt Dũng, chủ biên, NXB Y học, Hà Nội |
2010 |
Đạt |
|
15 |
Tổ chức và quản lý y tế (ĐH Y HN) |
Trương Việt Dũng, đồng tác giả, NXB Y học, Hà Nội |
2010 |
Đạt |
|
16 |
Hướng dẫn thử nghiệm trên lâm sàng |
Trương Việt Dũng, đồng tác giả, NXB Y học, Hà Nội |
2010 |
Đạt |
|
17 |
Phương pháp giảng dạy Y – Dược học |
Trương Việt Dũng, đồng chủ biên, NXB Giáo dục VN, Hà Nội |
2010 |
Đạt |
|
18 |
Dịch tễ học thực địa |
Trương Việt Dũng, đồng tác giả, NXB Y học, Hà Nội |
2011 |
Đạt |
|
19 |
Y học dự phòng & Y tế công cộng. Thực trạng & Định hướng ở Việt Nam |
Trương Việt Dũng, đồng chủ biên, NXB Y học, Hà Nội |
2011 |
Đạt |
|
20 |
Hướng dẫn thử nghiệm trên lâm sàng vác xin |
Trương Việt Dũng, đồng tác giả, NXB Y học, Hà Nội
|
2012 |
Đạt |
|
21 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
Trương Việt Dũng, đồng chủ biên, NXBY học, Hà Nội |
2014 |
Đạt |
|
22 |
Hướng dẫn Quốc gia về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học |
Trương Việt Dũng, đồng tác giả, NXB Lao động, Hà Nội |
2014 |
Đạt |
|
23 |
Điều dưỡng cơ bản và nâng cao |
Trần Thúy Hạnh, NXB Khoa học và kỹ thuật, đòng chủ biên, , ISBN: 978-604-67-0848-3 |
2017 |
Đạt |
|
24 |
Nghiên cứu thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn của học viên Bệnh viện Bạch Mai |
Trần Thúy Hạnh, chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở, Bệnh viện Bạch Mai |
2013 |
Đạt |
|
25 |
Dự án Phòng chống hen phế quản |
Trần Thúy Hạnh, chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở, Bệnh viện Bạch Mai |
2007- 2008 |
Đạt |
|
26 |
Nghiên cứu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền tại một số bệnh viện đa khoa tuyến huyện |
Đào Văn Dũng, Chủ nhiệm đề tài Cấp Bộ Y tế |
2013 – 2015 |
Đạt |
|
27 |
Nghiên cứu nhu cầu đào tạo về kiến thức và kỹ năng quản lý của cán bộ bệnh viện. |
Cấp Cơ sở, tham gia đề tài. |
2010-2013 |
Đạt |
|
28 |
Xác định đặc trưng của công tác chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam hiện nay để vận dụng vào việc hoạch định chủ trương, chính sách y tế của nước ta |
Đào Văn Dũng, Chủ nhiệm đề tài Cấp Bộ (Hội đồng khoa học các cơ quan đảng TW |
2013 – 2014 |
Đạt |
|
29 |
Tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng ủy xã khu vực nông thôn đối với công tác dân sô – KH hóa gia đình trong giai đoạn hiện nay, thực trạng và giải pháp |
Đào Văn Dũng, Chủ nhiệm đề tài Cấp Bộ (Hội đồng khoa học các cơ quan đảng TW) |
2009 – 2010 |
Đạt |
|
30 |
Nghiên cứu thực trạng kết hợp quân dân y trong chăm sóc sức khỏe sinh sản – KHHGD tại khu vực tứ giác Long Xuyên |
Đào Văn Dũng, Chủ nhiệm đề tài Cấp Bộ (Ủy ban DS-KHHGĐ) |
2004 – 2004 |
Đạt |
|
31 |
Nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi tại một số xã, phường thuộc tỉnh Bình Dương năm 2017 |
Trần Văn Hưởng, Chủ nhiệm đề tài Cấp cơ sở |
2016 – 2017 |
Đạt |
|
32 |
Kiến thức - Thái độ - Thực hành về phòng chống HIV/AIDS của đối tượng nông dân tham gia tập huấn về phòng chống HIV/AIDS Bình Dương năm 2012 |
Trần Văn Hưởng, Đồng chủ nhiệm đề tài Cấp cơ sở |
2011-2012 |
Đạt |
|
33 |
Tình hình thai chết lưu của thai phụ đến khám và điều trị tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Bình Dương năm 2010-2011 |
Trần Văn Hưởng, Đồng chủ nhiệm đề tài Cấp cơ sở |
2011-2012 |
Đạt |
|
34 |
Thực trạng và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của mạng lưới cán bộ dinh dưỡng cộng đồng tỉnh Bình Dương năm 2012 |
Trần Văn Hưởng, Đồng chủ nhiệm đề tài Cấp cơ sở |
2011-2012 |
Đạt |
|
35 |
Hiệu quả mô hình quản lý khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại xã Khánh Bình, tỉnh Bình Dương năm 2010 |
Trần Văn Hưởng, Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở |
2010-2012 |
Đạt |
|
36 |
Tình hình sử dụng dịch vụ y tế ở các cơ sở y tế tư nhân, tỉnh Bình Dương |
Trần Văn Hưởng, Đồng chủ nhiệm Đề tài cấp cơ sở |
2014-2015 |
Đạt |
|
37 |
Sự hài lòng của bệnh nhân mắc bệnh mạn tính điều trị ngoại trú tại phòng khám Bác sĩ gia đình, phòng khám đa khoa Nam Anh tỉnh Bình Dương |
Trần Văn Hưởng, Đồng chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở |
2014-2015 |
Đạt |
|
38 |
Kiến thức về bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tại các cơ sở y tế tư nhân tỉnh Bình Dương |
Trần Văn Hưởng, Tham gia đề tài cấp cơ sở |
2014-2015 |
Đạt |
|
39 |
Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và chiều dài cân nặng của trẻ sơ sinh tại tỉnh Bình Dương năm 2012-2013 |
Trần Văn Hưởng, Đồng chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở |
2/2012-12/2013 |
Đạt |
|
40 |
Thực trạng công tác xử lý chất thải y tế của phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa trên địa bàn tỉnh Bình Dương |
Trần Văn Hưởng, Đồng chủ nhiệm đề tài Cấp cơ sở |
1/2013-12/2013 |
Đạt |
|
41 |
Thực trạng các yếu tố liên quan và giải pháp can thiệp thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương |
Trần Văn Hưởng, Đồng chủ nhiệm đề tài Cấp cơ sở |
1/2013-12/2013 |
Đạt |
|
42 |
Chất lượng rượu truyền thống, tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến rối loạn sử dụng rượu bia ở nam giới tại thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương năm 2013 |
Trần Văn Hưởng, Đồng chủ nhiệm đề tài Cấp cơ sở |
1/2013-12/2013 |
Đạt |
|
43 |
Đánh giá chính sách và tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ở Việt Nam |
Trần Văn Tiến, chủ nhiệm đề tài Cấp cơ sở |
2017 |
Đạt |
|
44 |
Báo cáo thường niên Đánh giá chung tổng quan ngành y tế (JAHR) |
Trần Văn Tiến, tham gia đề tài Cấp cơ sở |
2007 – 2016 |
Đạt |
|
45 |
Đánh giá tác động ban đầu của việc thực hiện tự chủ tài chính bệnh viện đối với cung ứng và chi trả dịch vụ y tế |
Trần Văn Tiến, tham gia đề tài Cấp cơ sở |
2009 |
Đạt |
|
46 |
The Vietnam Evidence Base for Health Policy (VINE) Project |
Trần Văn Tiến, tham gia đề tài Cấp cơ sở |
2012 |
Đạt |
|
47 |
Social Health Insurance In Vietnam – Assessment of Governance |
Trần Văn Tiến, tham gia đề tài Cấp cơ sở |
2012 |
Đạt |
|
48 |
Health Finacing Review of Vietnam with a focus on social health insurance |
Trần Văn Tiến, chủ nhiệm đề tài Cấp cơ sở |
2011 |
Đạt |
|
49 |
Assessment of coverage of social health insurance after 2 years of implementation of Health Insurance Law |
Trần Văn Tiến, chủ nhiệm đề tài Cấp cơ sở |
2011 |
Đạt |
|
50 |
Tổng kết tỷ lệ nhiễm HIV ở người hiến máu tại viện HHTMTW giai đoạn 2003-2009 |
Bạch Khánh Hòa, chủ nhiệm đề tài Cấp cơ sở |
2010 |
Đạt |
|
51 |
Đánh giá kết quả ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm sàng lọc 2011 |
Bạch Khánh Hòa, chủ nhiệm đề tài cơ sở |
2012 |
Đạt |
|
52 |
Kết quả sàng lọc HBsAg, kháng thể HCV, kháng nguyên kháng thể HIV, giang mai trên đối tượng người hiến máu tại VHHTMTW giai đoạn 2009-2011 |
Bạch Khánh Hòa, chủ nhiệm đề tài Cấp cơ sở |
2012 |
Đạt |
|
53 |
Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trong điều trị đau thắt lung do thoái hoá đốt sống tại Bệnh viện Dệt May |
Nguyễn Đình Dũng, Chủ nhiệm đề tài Cấp Bộ |
2013 - 2014 |
Đạt |
|
54 |
Nghiên cứu môi trường – Điều kiện lao động mối liên quan đến bệnh táo bón ở công nhân may công nghiệp năm 2012 |
Nguyễn Đình Dũng, Chủ nhiệm đề tài Cấp Bộ |
2012 - 2013 |
Đạt |
|
55 |
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm trong xưởng may công nghiệp đối với sức khoẻ người lao động khi được áp dụng biện pháp cải thiện làm mát bằng hệ thống giàn hơi nước |
Nguyễn Đình Dũng, Chủ nhiệm đề tài Cấp Bộ |
2014 - 2015 |
Đạt |
|
56 |
Nghiên cứu đánh giá tác dụng của phương pháp xoa bóp bấm huyệt áp dụng tại Bệnh viện Dệt May trong điều trị hội chứng co cứng cơ vùng cổ gáy ở người lao động trong ngành may công nghiệp |
Nguyễn Đình Dũng, Chủ nhiệm đề tài Cấp Bộ |
2012 |
Đạt |
|
57 |
Bước đầu sử dụng chè thuốc đông y chống táo bón ở công nhân ngành may công nghiệp |
Nguyễn Đình Dũng, Chủ nhiệm đề tài Cấp Bộ |
2010 |
Đạt |
|
58 |
Mức độ ô nhiễm môi trường và tình trạng sức khỏe Bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động của người lao động làm việc ở môi trường ngành Dệt may thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam. Dự báo các Bệnh nghề nghiệp của người lao động với ngành nghề này trong thời gian tới |
Nguyễn Đình Dũng, Chủ nhiệm đề tài Cấp Bộ |
2005 |
Đạt |
|
59 |
Đánh giá thực trạng môi trường lao động và điều kiện lao động của ngành may thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam từ 2001 – 2003 |
Nguyễn Đình Dũng, Chủ nhiệm đề tài Cấp Bộ |
2003 |
Đạt |
|
3.5.2. Các công trình công bố của giảng viên (Mẫu 9-TT09)
TT |
Tên công trình |
Năm công bố |
Tên tạp chí |
|
1 |
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành trong đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ỏ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010-2012 |
2013 |
Trương Việt Dũng, tham gia Tạp chí YHTH, số 877, Tr 109-114 |
|
2 |
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngoài giờ của người đến khám tại Bệnh viện Phổi Trung ương |
2014 |
Trương Việt Dũng, tham gia, Tạp chí Y học thực hành 2014 928 |
|
3 |
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà của người đến khám tại Bệnh viện Phổi Trung ương |
2014 |
Trương Việt Dũng, Tạp chí Y học Việt Nam, tham gia |
|
4 |
Mô hình bệnh tật trong số bệnh nhân nội trú tại huyện Đạ Tẻ, Lâm đồng trong 3 năm ( 2010-2012) |
2015 |
Trương Việt Dũng, Y học thực hành, ( 958). 4/ 2015, tham gia |
|
5 |
Thực trạng nguồn lực và hoạt động của các trạm y tế xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005-2008. |
2015 |
Trương Việt Dũng, Tạp chí Y học Thực hành số 9 (976) tr.17-20, tham gia |
|
6 |
Vấn đề giới trong nhu cầu và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở một số địa phương |
2001 |
Trương Việt Dũng, Tạp chí Nghiên cứu Y học, số 2-, tr 15-18, tham gia |
|
7 |
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở Bệnh viện Bạch Mai |
2015 |
Trần Thúy Hạnh, chủ nhiệm đề tài, Tạp chí Quản lý nhà nước |
|
8 |
Thực trạng sử dụng máu và các chế phẩm máu phục vụ cho cấp cứu và điều trị tại bệnh viện Bạch Mai |
2015 |
Trần Thúy Hạnh, chủ nhiệm đề tài, Tạp chí Nghiên cứu y học |
|
9 |
A wareness of the risk factor for diabetes and hyper tension among the Vietnamese and Japanese populations |
2014 |
Trần Thúy Hạnh, tham gia đề tài, Asean Heart Journal |
|
10 |
Tình trạng kháng thuốc của một số chúng Pseudomonas aeruginosa phân lập được tại Bệnh viện Bạch Mai |
2013 |
Trần Thúy Hạnh, chủ nhiệm đề tài, Tạp chí y học thực hành |
|
11 |
Nghiên cứu đặc điểm lâm sang và xét nghiệm của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có thiếu máu điều trị tại khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sang Bệnh viện Bạch Mai (15/11/2012 – 30/04/2013) |
2013 |
Trần Thúy Hạnh, chủ nhiệm đề tài, Tạp chí y học lâm sàng |
|
12 |
Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật lọc máu hiện đại trong hồi sức cấp cứu bệnh nhân nặng và ứng phó một số dịch bệnh nguy hiểm |
năm 2017 |
Trần Thúy Hạnh, tham gia, Sách vàng sáng tạo Việt Nam |
|
13 |
Kết quả thăm dò về số lượng dưới nhóm Lympho T trong máu ngoại vi bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống tiến triển |
2005 |
Trần Thúy Hạnh, tham gia, Tạp chí y học dự phòng |
|
14 |
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở Bệnh viện Bạch Mai |
2015 |
Trần Thúy Hạnh, chủ nhiệm đề tài, Tạp chí Quẩn lý Nhà nước, ISSN 0868-2828. Số 90, tháng 7 – 2015 |
|
15 |
Kết quả thực hiện chuẩn quốc gia về vệ sinh phòng dịch của y tế xã huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang |
2013 |
Đào Văn Dũng”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tổng hội Y Dược học Việt Nam, số 9 tập 302, tr. 21-24.
|
|
16 |
Nhu cầu, khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi tại 28 xã nông thôn. |
2014 |
Đào Văn Dũng, Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế, số 9 (487), tr. 15-17. |
|
17 |
Nhu cầu và một số mô hình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi Việt Nam |
2013 |
Đào Văn Dũng, Tạp chí Y Dược học Quân sự, Học viện Quân y, số 3 tập 30, tr. 9-14. |
|
18 |
Thực hiện chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo: thực trạng và giải pháp |
2013 |
Đào Văn Dũng, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số 2 (110), tr. 10-12. |
|
19 |
Khám chữa bệnh cho người nghèo tại 3 bệnh viện trung ương |
2013 |
Đào Văn Dũng, Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế, số 629, tr. 222-225.
|
|
20 |
Hướng đi nào để giảm sự quá tải bệnh viện hiện nay |
2013 |
Đào Văn Dũng, Tạp chí Tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương, số 5/2011, 72-74. |
|
21 |
Nghiên cứu nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi tại 3 xã huyện Hương Thủy, TT-Huế |
2013 |
Đào Văn Dũng, Tạp chí Y học Việt Nam, Tổng hội Y học Việt Nam, số 2 tháng 7 (359), 13-18. |
|
22 |
Thực trạng chi phí y tế hộ gia đình Việt Nam |
2014 |
Đào Văn Dũng, Tạp chí Y học Việt Nam |
|
23 |
Đo lường tác động của chi phí y tế lên tình trạng nghèo hóa ở Việt Nam. |
2014 |
Đào Văn Dũng, Tạp chí Y học Việt Nam |
|
24 |
Nhu cầu khám chữa bệnh và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại bệnh viện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị |
2017 |
Trần Văn Hưởng, tạp chí Y học cộng đồng |
|
25 |
Mô hình bệnh tật người cao tuổi tại bệnh viện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị |
2017 |
Trần Văn Hưởng, Tạp chí Y học cộng đồng |
|
26 |
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại bệnh viện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa |
2017 |
Trần Văn Hưởng, Tạp chí Y học Việt Nam |
|
27 |
Thực hành chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại bệnh viện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa năm 2011 |
2017 |
Trần Văn Hưởng, Tạp chí Y học dự phòng |
|
28 |
Kiến thức – thái độ - thực hành về phòng chống tham gia tập huấn về phòng, chống HIV/AIDS Bình Dương năm 2012 |
2017 |
Trần Văn Hưởng, Tạp chí Nghiên cứu khoa học – Viện sức khỏe cộng đồng |
|
29 |
Nghiên cứu mô hình bệnh tật của người bệnh là công an điều trị nội trú tại bệnh viện 19.8 trong 5 năm (2009 – 2013) |
2013 |
Trần Văn Hưởng, Kỷ yếu công trình NCKH Hội nghị CAND |
|
30 |
Tình hình sơ cứu ban đầu tai nạn thương tích tại thành ố Huế năm 2011 - 2012 |
2017 |
Trần Văn Hưởng, Tạp chí Y học Cộng đồng 2017 |
|
31 |
Tình hình tàn tật trên bệnh nhân phong và một số yếu tố liên quan tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước |
2017 |
Trần Văn Hưởng, Tạp chí Y học Cộng đồng 2017 |
|
32 |
Đánh giá chính sách và tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ở Việt Nam |
2017 |
Trần Văn Tiến, tham gia Đề tài cấp bộ |
|
33 |
Báo cáo thường niên Đánh giá chung tổng quan ngành y tế (JAHR) |
2007 – 2016 |
Trần Văn Tiến, tham gia Đề tài cấp bộ Đề tài cấp bộ |
|
34 |
Đánh giá tác động ban đầu của việc thực hiện tự chủ tài chính bệnh viện đối với cung ứng và chi trả dịch vụ y tế |
2009 |
Trần Văn Tiến, tham gia Đề tài cấp bộ Đề tài cấp bộ |
|
35 |
Đánh giá thực trạng tài chính tại một số bệnh viện công |
2007 |
Trần Văn Tiến, tham gia Đề tài cấp bộ Đề tài cấp bộ |
|
36 |
Đổi mới quản lý điều hành nhà nước đối với hệ thống ý tế theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển |
2006 |
Trần Văn Tiến, tham gia Đề tài cấp bộ Đề tài cấp bộ |
|
37 |
The Vietnam Evidence Base for Health Policy (VINE) Project |
2012 |
Trần Văn Tiến, tham gia Đề tài cấp bộ Đề tài cấp bộ |
|
38 |
Social Health Insurance In Vietnam – Assessment of Governance |
2012 |
Trần Văn Tiến, tham gia Đề tài cấp bộ Đề tài cấp bộ |
|
39 |
Health Finacing Review of Vietnam with a focus on social health insurance |
2011 |
Trần Văn Tiến, tham gia Đề tài cấp bộ Đề tài cấp bộ |
|
40 |
Assessment of coverage of social health insurance after 2 years of implementation of Health Insurance Law |
2011 |
Trần Văn Tiến, tham gia Đề tài cấp bộ Đề tài cấp bộ |
|
41 |
Phát triển BHYT nông thôn công bằng và bền vững nhằm đảm bảo CSSK cho người dân nông thôn |
2009 |
Trần Văn Tiến, tham gia Đề tài cấp bộ Đề tài cấp bộ |
|
42 |
Đánh giá chính sách và tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ở Việt Nam |
2008 |
Trần Văn Tiến, tham gia Đề tài cấp bộ Đề tài cấp bộ |
|
43 |
Khảo sát thái độ của điều dưỡng viên trong chăm sóc người bệnh và các yếu tố ảnh hưởng |
2016 |
Bạch Khánh Hòa, Lê Thị Bình, Tạp chí y học lâm sàng |
|
44 |
Điều trị thành công Hội chứng Lyell do thuốc qua 4 trường hợp tại khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai |
2015 |
Bạch Khánh Hòa, Tạp chí y học lâm sàng |
|
45 |
Những tiến bộ mới trong nghiên cứu và điều trị các bệnh dị ứng (1993 – 2005) |
2015 |
Bạch Khánh Hòa, Tạp chí y học lâm sàng |
|
46 |
Bước đầu tìm hiểu vai trò của các kháng thể kháng ANA và dsDNA ở bệnh nhân xơ cứng bì toàn thể |
2013 |
Bạch Khánh Hòa, Tạp chí y học lâm sàng |
|
47 |
Thực trạng bệnh bụi phổi bông và viêm phế quản mãn tính của công nhân Dệt Sợi Việt Nam trong giai đoạn hiện nay |
2013 |
Nguyễn Đình Dũng, Tạp chí y học dự phòng |
|
48 |
Tìm hiểu thực trạng tăng huyết áp liên quan đến điều kiện lao động của công nhân ngành dệt may công nghiệp |
2012 |
Nguyễn Đình Dũng, Tạp chí y học dự phòng |
|
49 |
Hiện trạng phát thải khí thải trong các doanh nghiệp dệt may thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam |
2012 |
Nguyễn Đình Dũng, Tạp chí y học dự phòng |
|
50 |
Ứng dụng toán-tin học trong lập kế hoạch bảo đảm quân y cấp chiến dịch.
|
2012 |
Đào Văn Dũng, Cù Hồng Vấn, Trần Hỗ, Tạp chí Y học quân sự, Cục quân y, số 3, tr. 3-5 |
|
51 |
Tình hình hành nghề y tế tư nhân về sản phụ khoa KHHGĐ tại 8 tỉnh, thành phố năm 1998 |
2012 |
Đào Văn Dũng, Phạm Văn Thao và CS, Công trình nghiên cứu y học quân sự, Học viện Quân y, số 3, tr. 3-7. |
|
52 |
Thực trạng và triển vọng của tiếp thị xã hội dịch vụ sản phụ khoa - KHHGĐ tư nhân |
2012 |
Phạm Văn Thao, Đào Văn Dũng, Công trình nghiên cứu y học quân sự, Học viện Quân y, số 3, tr. 3-7. |
|
3.5.3. Các bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài:
TT |
Năm công bố |
Tên bài báo |
Tên, số, từ trang … đến trang …, của tạp chí |
Mức độ tham gia (tác giả, đồng tác giả, tham gia viết một phần, …) |
Phân loại chất lượng tạp chí: SCI/ SCIE/ SSCI/ A&HCI/ ISI/ SCOPUS/ IF (nếu có) |
Chỉ số H của nhà khoa học (nếu có) |
1 |
1987 |
Bụi bông và bệnh Byssinosiss (tiếng Nga) |
Ghi ghienna i prof. Zabole.(tiếng Nga), số 5-1987, tr 47-49 |
Trương Việt Dũng, chủ nhiệm đề tài |
|
|
2 |
1988 |
Rural health services in Vietnam |
IDS Bulletin, UK, số 1-1997, tr 110-115 |
Trương Việt Dũng, Đồng tác giả |
|
|
3 |
1988 |
Ô nhiễm Bụi bông và Byssinosiss trong công nhân kéo sợi VN (tiếng Nga) |
Ghi ghienna i prof. Zabole, số 27-1988, tr52 |
Trương Việt Dũng, Đồng tác giả |
|
|
4 |
2000 |
Health care seeking by the poor in transitional economies: The case of Vietnam |
Research report IDS, UK, số 43-2000, tr 120 |
Trương Việt Dũng, Đồng tác giả |
|
|
5 |
1994 |
Quality of public health services and household health care decision in rural communes of Vietnam |
Research report. IDS, UK, số 1-1994, tr 11-19 |
Trương Việt Dũng, Đồng tác giả |
|
|
6 |
2002 |
Economic transition should come with a health warning: the case of Vietnam. |
Journal of epidemiology and community health, số 7-2002, tr 497-505 |
Trương Việt Dũng, Đồng tác giả |
|
|
7 |
1995 |
Why is oral contraceptive use in Vietnam so low |
International Family planning Perspectives, No. 1-1995, tr 12-14 |
Trương Việt Dũng, Đồng tác giả |
|
|
8 |
2007 |
The use of audit to assess level of alcohol problems in rural Vietnam |
Alchohol & alchoholism Vol40, No 6, pp 578-583, 2007 |
Trương Việt Dũng, Đồng tác giả |
|
|
9 |
2007 |
Alcohol use and alcohol-related problems in rural Vietnam: an epidemiological survey using AUDIT |
Accepted for publication by Substance Abuse and Misuse, 2007 |
Trương Việt Dũng, Đồng tác giả |
|
|
3.6. Các hướng nghiên cứu đề tài luận văn, luận án và dự kiến người hướng dẫn
TT |
Hướng/lĩnh vực nghiên cứu có thể hướng dẫn |
Họ tên, học hàm, học vị người có thể hướng dẫn |
Số lượng học viên cao học có thể tiếp nhận |
1 |
Tài chính về chất lượng dịch vụ y tế |
GS.TS.Đào Văn Dũng |
05 |
2 |
Tài chính về chi trả và tiếp cận dịch vụ y tế. |
TS.Trần Văn Tiến |
05 |
3 |
Đổi mới phương thức bằng các gói dịch vụ y tế từng chuyên khoa (nội, ngoại, nhi, sản, hồi sức cấp ứu…) tại bệnh viện |
GS.TS.Trương Việt Dũng |
03 |
4 |
Chất lượng điều trị chăm sóc tại bệnh viện và quản lý chất lượng dịch vụ y tế bệnh viện |
PGS.TS.Trần Thúy Hạnh |
03 |
5 |
Nhiễm khuẩn mắc phải khi nằm viện và công tác quản lý kiểm soát nhiễm khuẩn tại các Khoa phòng trong bệnh viện |
PGS.Lê Thị Bình |
03 |
6 |
An toàn người bệnh: bức xạ - toàn dược – sự cố y khoa - Quản lý rác thải tại bệnh viện |
Ts Nguyễn Đình Dũng |
05 |
7 |
Thông tin y tế và hệ thống thông tin quản lý bệnh viện |
TS.Nguyễn Văn Hương |
05 |
8 |
Nguồn nhân lực y tế và cách quản lý Nhân lực tại các cơ sở y tế và chăm sóc người bệnh toàn diện bệnh viện |
PGS.TS.Trần Thúy Hạnh |
02 |
9 |
Nguồn lực và hoạt động của các cơ sở Y tế (Quản lý bệnh tật bệnh nhân nội trú, ngoại trú) |
GS Trương Việt Dũng |
03 |
10 |
Trang thiết bị dụng cụ y tế và quản lý dung cụ, máy móc, vật tư tiêu hao cho điều trị và công tác chăm sóc người bệnh |
Bùi Ngọc Tiến |
05 |
TRƯỞNG PHÒNG SĐH và QLKH
(đã kí)
Nguyễn Minh Xuân |
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
(đã kí)
Phan Huy Phú |
|
Phần IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Cung cấp kiến thức và kỹ năng về quản lý bệnh viện cho học viên nhằm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bệnh viện.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a) Trình bày, phân tích các nguyên lý quản lý, quản lý bệnh viện
b) Trình bày, phân tích các nội ..dung chính về quản lý nhân lực trong cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện
c) Trình bày, phân tích các nội dung chính về kinh tế y tế, tài chính y tế, quản lý tài chính bệnh viện.
d) Trình bày, phân tích các nội dung chính về quản lý trang thiết bị và hạ tầng bệnh viện,
e) Phân tích, giải thích các nội dung chính về quản lý dược bệnh viện
f) Phân tích các nội dung chính về quản lý chất lượng bệnh viện, phòng chống chấn thương trong bệnh viện.
g) Giải thích các bước trong quy trình lập kế hoạch phòng chống thảm họa trong bệnh viện
h) Trình bày và phân tích các nội dung chính về theo dõi, giám sát, thanh tra, đánh giá việc thực hiện các: hoạt động – kế hoạch – dự án – chương trình y tế
i) Trình bày và phân tích các nội dung chính trong các chuyên ngành: dịch tễ học các bệnh không lây, bệnh truyền nhiễm và các bệnh mới nổi, marketing bệnh viện, thống kê y sinh học, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, sức khỏe nghề nghiệp, phát luật và y đức, giáo dục nâng cao sức khỏe bệnh viện,
j) Phân tích hệ thống y tế, chính sách y tế - sức khoẻ ở Việt Nam hiện nay
2. Chuẩn đầu ra
Thạc sỹ Quản lý bệnh viện khi tốt nghiệp phải có các năng lực sau:
2.1. Về kiến thức
- Hiểu biết rõ các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách liên quan đến các lĩnh vực quản lý bệnh viện.
- Có kiến thức hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động của đơn vị công tác và hệ thống luật pháp, y đức liên quan đến đơn vị công tác.
- Có kiến thức hiểu biết chức năng, nhiệm vụ, qui định về hành chính và chuyên môn trong hoạt động cung cấp dịch vụ của đơn vị công tác.
- Có kiến thức để tổng hợp các thông tin liên quan nhằm cung cấp bằng chứng cải thiện chất lượng hoạt động của đơn vị công tác.
- Hiểu biết các chính sách cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và các chương trình dự án liên quan.
- Biết cách phân tích và xây dựng chính sách quản lý tài chính thu – chi trong bệnh viện và đánh giá được hoạt động tài chính của bệnh viện nhằm quản lý có hiệu quả nguồn tài chính của bệnh viện.
- Hiểu biết các phương pháp lãnh đạo, quản lý và quản lý sự thay đổi của bệnh viện phù hợp với thay đổi của môi trường kinh tế xã hội.
- Trình bày được các phần mềm quản lý trong bệnh viện để nghiên cứu ứng dụng trong công tác quản lý bệnh viện.
- Trình bày được các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản lý chuyên môn tại bệnh viện.
- Có kiến thức về xác định vấn đề tồn tại trong quản lý bệnh viện, thiết kế được một nghiên cứu, thu thập, phân tích, trình bày và phiên giải số liệu về vấn đề đó nhằm góp phần giải quyết các vấn đề trong quản lý bệnh viện.
- Nhận biết được tầm quan trọng của lập các kế hoạch cho đơn vị công tác để đảm bảo hoạt động và giải quyết các vấn đề đã xác định .