ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tin tức BM Tin
- Được đăng ngày 22 Tháng 5 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH THĂNG LONG
Số: / CVHT-ĐHTL
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2018 |
Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trong giai đoạn hiện nay, nhất là giai đoạn của cuộc cách mạng 4.0, yêu cầu nhân lực CNTT để đáp ứng các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đặt ra là rất lớn và trải rộng ra tất cả các lĩnh vực: công nghiệp, ứng dụng và nghiên cứu phát triển. Theo số liệu năm 2016, tổng số nhân lực trong ngành công nghiệp CNTT trên 780.926 người, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp phần cứng, điện tử khoảng trên 568.000 người (chiếm 72,6%), số lao động thuộc về lĩnh vực công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số và dịch vụ CNTT chiếm 27,4%. Tổng số nhân lực CNTT đang làm việc trong các khu CNTT tập trung là trên 36.000 người tăng 80% so với năm 2015
Theo báo cáo của Vietnamworks, những năm gần đầy việc làm ngành CNTT tăng trưởng mỗi năm khoảng 40% nhưng trong khi đó tăng trưởng người tìm việc ngành CNTT chỉ tăng trưởng 8% một năm. Báo cáo của VietnamWorks cho thấy nếu tiếp tục mức tăng trưởng nhân lực hiện tại, đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu hụt hơn 500.000 nhân sự ngành CNTT.
Theo quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của TTCP Phê duyệt chiến lược phát triển CNTT và Truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 khẳng định CNTT và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ứng dụng rộng rãi CNTT và truyền thông là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Công nghiệp CNTT và truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn, được Nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và truyền thông là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại học giai đoạn 2017-2020 để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế. Cơ chế đặc thù đào tạo ngành thuộc lĩnh vực CNTT nêu rõ “Khuyến khích các cơ sở đào tạo mở các ngành mới trong nhóm ngành CNTT, các ngành/ngành CNTT ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế”.
- UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6109/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển CNTT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, với quan điểm là: Thành phố Hà Nội xác định phát triển CNTT là nhiệm vụ chiến lược, là nền tảng để phát triển kinh tế tri thức. Quy hoạch phát triển CNTT thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là một trong những quy hoạch quan trọng của Thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.
Các số liệu và thông tin trên cho thấy nhu cầu cấp bách của xã hội về đào tạo nhân lực các ngành/ngành CNTT ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, nhất là đáp ứng cuộc cách mạng 4.0.
Trường Đại học Thăng Long được thành lập từ năm 1988 theo Quyết định số 1687/KH-TV ngày 15/12/1988 và Trường đã chuyển sang loại hình trường đại học tư thục và mang tên Trường Đại học Thăng Long. Là cơ sở ngoài công lập đào tạo bậc đại học đầu tiên tại Việt Nam, Trường không ngừng lớn mạnh và mở rộng các lĩnh vực đào tạo. Trải qua 29 năm hình thành và phát triển, đến nay trường đã có 7 khoa với 18 chuyên ngành đào tạo.
* Về điều kiện mở ngành Công nghệ thông tin trình độ đại học: Trường có Khoa Toán Tin, Khoa Toán – Tin là Khoa đầu tiên của Trường được thành lập ngay khi Trường ra đời. Khoa có hai Bộ môn: Bộ môn Toán và Bộ môn Tin, với 55 giảng viên cơ hữu, trong đó có 6 giáo sư, 5 phó giáo sư, 22 tiến sĩ và 27 thạc sĩ. Đội ngũ giảng viên của Khoa là các nhà giáo tâm huyết, nhiệt tình, có trình độ sư phạm cao, có thâm niên giảng dạy và đào tạo nhiều năm. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học hàng đầu tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo đại học lớn, cũng như các cơ quan nghiên cứu và ứng dụng toán học và công nghệ thông tin – truyền thông hàng đầu ở Việt Nam đã về công tác tại Khoa như: Viện Toán học, Viện Công nghệ Thông tin thuộc Viện Hàn lâm Khoa học - Công nghệ Việt Nam, Học viện Kỹ thuật quân sự, Cục CNTT Bộ Y Tế, Trung tâm Thông tin – Tư liệu Dầu khí ….
1. Về đội ngũ GV để mở ngành CNTT trình độ đại học đã đáp ứng đầy đủ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 22/2017, gồm 10 TS, ThS ngành đúng và ngành gần và không trùng với GV của các ngành gần khác (đã liệt kê tại biểu kèm theo phụ lục của Đề án), cụ thể:
- TS. Cao Kim Ánh, chuyên ngành tin học; Trưởng bộ môn Tin học, Chủ trì 7 đề tài NCKH cấp bộ và cấp nhà nước.
- TS. Nguyễn Huyền Châu, TS ở Pháp, chuyên ngành CNTT; giảng viên chính Bộ môn Tin học, Chủ trì 1 đề tài cấp trường, thành viên 1 đề tài cấp quốc gia, tác giả 10 bài báo trên tạp chí quốc tế
- PGS.TS. Nguyễn Hoàng Phương, chuyên ngành tin học; giảng viên chính Bộ môn Tin học, Chủ trì 1 đề tài nhánh cấp nhà nước, 1 đề tài cấp bộ, 6 cuốn sách và hơn 80 bài báo
- TS. Mai Thúy Nga, chuyên ngành: Cơ sở Toán học cho Tin học (Luận án: Xử lý và tối ưu hóa truy vấn trong cơ sở dữ liệu hướng đối tượng phân tán); Chủ nhiệm và đồng chủ nhiệm 3 đề tài cấp trường, tác giả 3 bài báo đăng trên tạp chí ngành CNTT.
- TS. Đỗ Ngọc Diệp, chuyên ngành Toán tin.
- ThS. Trần Quang Duy, chuyên ngành CNTT.
- ThS Phạm Thị Kim Hoa, chuyên ngành CNTT.
- ThS. Hà Thu Giang, chuyên ngành CNTT.
- ThS. Đậu Hải Phong, chuyên ngành KHMT.
- ThS. Đinh Thu Khánh, chuyên ngành KHMT.
Trong số 10 giảng viên đứng tên mở ngành nêu trên, có 8 giảng viên trong độ tuổi lao động chiếm 80% tổng số. Đội ngũ giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy là 25 chiếm 92% thời lượng chương trình đào tạo.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của Trường bao gồm 287 giảng viên cơ hữu, trong đó có 18 giáo sư, 24 phó giáo sư, 45 tiến sỹ, 115 thạc sỹ, 79 giảng viên thỉnh giảng, trong đó có 15 phó giáo sư, 28 tiến sỹ, 25 thạc sỹ.
* Hằng năm, Trường Đại học Thăng Long đào tạo hàng nghìn sinh viên, cung cấp cán bộ có năng lực và đạo đức cho nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội, cho các cơ sở đào tạo, cho các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức khác. Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2016, trường có gần 10.000 sinh viên tốt nghiệp. Hơn 28 năm tồn tại và phát triển, kiên trì với phương châm “không vì lợi nhuận”, Trường Đại học Thăng Long đã được tặng nhiều Bằng khen đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu; đã có những sinh viên của trường đạt thành tích cao trong các kỳ thi quốc gia. Tính trong 5 năm học vùa qua, có 80% tổng số SV có việc làm đúng ngành Khoa học máy tính, Truyền thông và mạng máy tính, Hệ thống thông tin trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp.
2. Về cơ sở vật chất và thư viện: Trong nhiều năm qua, Nhà trường không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất, giáo trình, tài liệu và đội ngũ giảng viên. Hiện nay, Trường Đại học Thăng Long đã có khu giảng đường với nhiều phòng học được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, có nhiều phòng thực hành máy tính, thư viện điện tử có nhiều đầu sách chuyên ngành, phòng đọc hiện đại, mỗi ngày phục vụ gần 1000 lượt sinh viên, giảng viên và cán bộ nghiên cứu. Gần đây, trường đã trang bị 5 phòng tự học hiện đại, tiện nghi, có trang bị máy chiếu, máy vi tính và phủ sóng wifi nhằm hướng tới phương châm đào tạo phát huy tính chủ động, tích cực của sinh viên. cơ sở vật chất của trường bao gồm: 78 phòng học (4288 chỗ); một thư viện đủ chỗ cho 1000 sinh viên hàng ngày đến đọc sách và tra cứu; một phòng máy tính với 100 máy được kết nối mạng LAN và nối mạng internet; một thư viện điện tử được đưa vào sử dụng từ năm 2009; hơn 155 đầu sách trực tiếp phục vụ chuyên ngành Công nghệ thông tin.
3. Về hợp tác quốc tế: Trường có quan hệ hợp tác với các trường Đại học Toulouse 1, Nice Sophia Antipolis (Pháp), Nazan (Nhật Bản), trường Nhật Ngữ Meric (Nhật Bản), trường Đại học Linnaeus (Thụy Điển), trường Đại học Naresuan (Thái Lan), trường Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), các trường Đại học New York, trường Đại học bang San Jose, trường Đại học Dominican (Mỹ); và các tổ chức CCFD (Pháp), Tổ chức Y tế Keikai và tổ chức JICA (Nhật Bản) trong các lĩnh vực trao đổi giảng viên, sinh viên, nghiên cứu khoa học và công nhận chương trình đào tạo lẫn nhau.
4. Về chương trình đào tạo: ngành Công nghệ thông tin theo định hướng ứng dụng đáp ứng nhu cầu nhân lực của cuộc cách mạng 4.0: Trên cơ sở khảo sát nhu cầu của thị trường lao động; căn cứ các quy định của Bộ GD&ĐT (Thông tư 07, Thông tư 22, Khung trình độ quốc gia); tham khảo chương trình đào tạo của một số các trường đại học trong và ngoài nước, Trường đã xây dựng mục tiêu, chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần. Chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đã được Hội đồng thẩm định thẩm định và kết luận đạt yêu cầu.
Trong quá trình hoạt động, Trường Đại học Thăng Long luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế của Bộ GD&ĐT và đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy đại học. Hiện tại, được sự cho phép của Bộ GD&ĐT.
Trên cơ sở thực tế khảo sát trên cho thấy nhu cầu nguồn đào tạo đại học ngành Công nghệ thông tin còn rất lớn; Trường ĐH Thăng Long đảm bảo đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT ngày 6/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo các ngành trình độ đại học. Vì thế, Trường ĐHTL đã triển khai xây dựng Đề án mở ngành đào tạo trình độ đại học ngành Công nghệ thông tin trình Bộ GDĐT phê duyệt.
Đề án mở ngành đào tạo trình độ đại học ngành Công nghệ thông tin được xây dựng trên cơ sở năng lực của Nhà trường và nhu cầu của cơ quan sử dụng lao động; đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Thông tư số 22; Đề án đã được công bố công khai trên trang điện tử của Nhà trường theo quy định. Vì vậy, kính đề nghị Bộ GD&ĐT phê duyệt.
Xin trân trọng cảm ơn!
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VP, Phòng SĐH&QLKH.
Phan Huy Phú
MỤC LỤC
PHẦN 1. SỰ CẦN THIẾT MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO
1.1. Giới thiệu về Trường Đại học Thăng Long
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.2. Hệ thống tổ chức đào tạo
1.1.3. Quan hệ hợp tác quốc tế
1.1.4. Quy mô và các hệ đào tạo
1.2. Sự cần thiết về việc mở ngành CNTT
1.2.1. Chiến lược phát triển và năng lực của Đại học Thăng Long
1.2.3. Lý do đề nghị mở ngành đào tạo trình độ đại học ngành CNTT
PHẦN 2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
2.5. Quy mô tuyển sinh dự kiến
PHẦN 3. ĐIỀU KIỆN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO
3.1. Năng lực của cơ sở đào tạo
3.1.1. Đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Thăng Long
3.1.2. Danh sách đội ngũ giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy ngành CNTT
3.1.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
3.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
3.3.1. Danh mục giáo trình của ngành đang đào tạo và đăng ký đào tạo
3.3.2. Danh mục sách chuyên khảo, tạp chí của ngành đào tạo
3.4. Danh sách các cơ sở thực hành thực tập ngoài cơ sở đào tạo
PHẦN 4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
4.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
4.2.4. Vị trí và khả năng sau khi tốt nghiệp
4.3. Khối lượng kiến thức toàn khóa
4.5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
4.9. Cây tiến trình học các học phần chuyên ngành
4.10. Biên bản của Hội đồng khoa học đào tạo thông qua đề án mở ngành đào tạo CNTT
PHẦN 5. ĐỀ NGHỊ VÀ CAM KẾT THỰC HIỆN
5.1. Địa chỉ website thông tin 3 công khai
5.3. Cam kết triển khai thực hiện
PHẦN 1. SỰ CẦN THIẾT MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO
1.1. Giới thiệu về Trường Đại học Thăng Long
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trường Đại học Thăng Long được thành lập từ năm 1988 theo Quyết định số 1687/KH-TV ngày 15/12/1988 của Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tên gọi ban đầu của trường là Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long, sau đó được chuyển thành Trường Đại học dân lập Thăng Long theo quyết định số 441/TTg ngày 09/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 31/12/2007, Trường Đại học dân lập Thăng Long chuyển sang loại hình trường đại học tư thục, mang tên Trường Đại học Thăng Long.
Là trường ngoài công lập đào tạo bậc đại học đầu tiên tại Việt Nam, trường không ngừng lớn mạnh và mở rộng các lĩnh vực đào tạo. Hàng năm, Trường Đại học Thăng Long đào tạo hàng nghìn sinh viên, cung cấp cán bộ có năng lực và phẩm chất cho nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, cho các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức khác. Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2016 Trường có gần 10.000 sinh viên tốt nghiệp. Với hơn 28 năm hình thành và phát triển, phấn đấu đào tạo với nguyên tắc “không vì lợi nhuận, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, tôn trọng tính trung thực, tình yêu thương và tinh thần hợp tác”, Trường Đại học Thăng Long đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu năm học 2009-2010. Sinh viên của Trường đã có những em đạt thành tích cao trong các kỳ thi Olympic quốc gia.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của Trường Đại học Thăng Long bao gồm:
- 287 giảng viên cơ hữu, trong đó có 18 giáo sư, 24 phó giáo sư, 45 tiến sỹ, 115 thạc sỹ.
- 239 giảng viên thỉnh giảng, trong đó có 8 giáo sư, 43 phó giáo sư, 70 tiến sỹ, 94 thạc sỹ.
Hội đồng Khoa học của trường bao gồm các nhà nghiên cứu đầu ngành của nhiều lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học sức khỏe, khoa học về công nghệ thông tin và máy tính, kinh tế - quản lý…
Trong quá trình hoạt động Trường Đại học Thăng Long luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy đại học.
1.1.2. Hệ thống tổ chức đào tạo
Trải qua 29 năm hình thành và phát triển, đến nay Trường đào tạo các ngành như sau:
Đào tạo trình độ Đại học:
- Nhóm ngành Toán- Tin học và Công nghệ:
+ Toán - Tin ứng dụng
+ Khoa học máy tính
+ Truyền thông và mạng máy tính
+ Hệ thống thông tin
- Nhóm ngành Kinh tế-Quản lý:
+ Kế toán
+ Tài chính - Ngân hàng
+ Quản trị kinh doanh (Quản trị doanh nghiệp, Quản trị Marketing)
+ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Nhóm ngành Ngoại ngữ:
+ Ngôn ngữ Anh
+ Ngôn ngữ Nhật
+ Ngôn ngữ Trung Quốc
+ Ngôn ngữ Hàn Quốc
- Nhóm ngành Khoa học sức khoẻ:
+ Điều dưỡng
+ Y tế cộng đồng
+ Quản lý bệnh viện
+ Dinh dưỡng
- Nhóm ngành Khoa học Xã hội và nhân văn:
+ Công tác xã hội
+ Việt Nam học
+ Thanh nhạc
Hệ vừa làm vừa học:
- Điều dưỡng
Đào tạo trình độ thạc sĩ:
- Kinh doanh và Quản trị Quốc tế (Liên kết với Đại học Nice - Sophia Antipolis, Cộng hòa Pháp)
- Quản trị Kinh doanh
- Tài chính - Ngân hàng
- Toán ứng dụng
- Phương pháp toán sơ cấp
- Công tác xã hội
- Y tế công cộng
- Điều dưỡng
- Khoa học máy tính
1.1.3. Quan hệ hợp tác quốc tế
Trong những năm phát triển tiếptheo, Trường thúc đẩy hoạt động hợp tác giáo dục quốc tế hơn nữa với việc mở rộng đa dạng mạng lưới các đối tác. Hiện tại, trường hợp tác với Đại học Nice - Sophia Antipolis (CH Pháp) đào tạo Thạc sĩ ngành Kinh doanh và Quản trị quốc tế, do Đại học Nice - Sophia Antipolis cấp bằng; Hợp tác với Đại học Tổng hợp South Carolina, Đại học Sprott-Shaw Degree College (Canada),Tổ chức Keieikai (Nhật Bản, Trung tâm nghiên cứu y học và quản lý chăm sóc sức khỏe Ritsumeikan (Nhật Bản), Hội KUE (Đức), Đại học Quốc gia Philippines, Học viên Quản lý Singapore...
Rất nhiều chương trình hợp tác quốc tế uy tín đã được triển khai và được đánh giá cao như: Chương trình hợp tác với Trường Đại học Nanzan - Nhật Bản, Chương trình hợp tác với Trường Nhật ngữ Meric và Keieikai - Nhật Bản, Chương trình trao đổi sinh viên giữa Đại học Thăng Long và Trường AIR - Nhật Bản (Sinh viên học tại trường AIR sẽ được miễn phí một nửa cho năm học đầu tiên và miễn phí toàn bộ phí đăng ký học và phí kiểm tra đầu vào), Chương trình hợp tác với Học viện Quản lý Singapore, Chương trình hợp tác với Đại học Naresuan (Thái Lan)… nhằm tăng cường hợp tác đào tạo cũng như hoạt động trao đổi giảng viên, sinh viên, nghiên cứu khoa học, tập huấn, hợp tác tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.
Để phát triển toàn diện khả năng học thuật cũng như các kỹ năng khác, Đại học Thăng Long còn tăng cường hợp tác với các trường bạn trên thế giới để tổ chức những khóa học ngắn hạn có chất lượng cao. Sinh viên không chỉ được trải nghiệm cuộc sống ở một môi trường mới mà còn có thể phát triển tri thức với bạn bè đến từ nhiều quốc gia khác nhau, như khóa học Tiếng Anh doanh nghiệp hợp tác giữa Đại học Thăng Long với Học viện Quản lý Singapore (SIM), khóa học giao lưu ngắn hạn với Đại học Ngoại ngữ Ngoại thương Quảng Đông, Học viện Quản lý EASB - Singapore (East Asia Institute of Management - EASB)…
1.1.4. Quy mô và các hệ đào tạo
Sau hơn 29 năm, từ một ngành Toán tin ban đầu với 80 học viên, trường đã phát triển không ngừng và đến nay đã đào tạo 18 ngành.
Bảng sau cho thấy số lượng sinh viên học tại trường trong 6 năm gần đây:
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
7171 |
7270 |
6701 |
6975 |
6890 |
6766 |
1.2. Sự cần thiết về việc mở ngành CNTT
1.2.1. Chiến lược phát triển và năng lực của Đại học Thăng Long
Sự cần thiết mở ngành CNTT tại Trường Đại học Thăng Long dựa trên các căn cứ sau:
- Sứ mạng của trường: là cơ sở đào tạo đa ngành, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ theo định hướng ứng dụng, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.
- Mục tiêu của trường: đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trình độ đại học và sau đại học đa ngành với chất lượng cao gắn với nhu cầu xã hội; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học; xây dựng Trường theo định hướng đại học ứng dụng và hội nhập quốc tế, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Nghị quyết số 17110908/ND-Hội đồng quản trị ngày 09/11/2017 của Hội đồng quản trị nhất trí thông qu chủ trương và kế hoạch về việc mở ngành đào tạo CNTT trình độ đại học.
Bên cạnh đó, Trường Đại học Thăng Long tự nhận thấy có đủ năng lực mở ngành Công nghệ thông tin trình độ đại học dựa trên các lý do sau:
- Trường có Khoa Toán Tin, Khoa Toán – Tin là Khoa đầu tiên của Trường Đại học Thăng Long được thành lập ngay khi Trường ra đời. Khoa có hai Bộ môn: Bộ môn Toán và Bộ môn Tin, với 55 giảng viên cơ hữu, trong đó có 6 giáo sư, 5 phó giáo sư, 22 tiến sĩ và 27 thạc sĩ. Đội ngũ giảng viên của Khoa là các nhà giáo tâm huyết, nhiệt tình, có trình độ sư phạm cao, có thâm niên giảng dạy và đào tạo nhiều năm. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học hàng đầu tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo đại học lớn, cũng như các cơ quan nghiên cứu và ứng dụng toán học và công nghệ thông tin – truyền thông hàng đầu ở Việt Nam đã về công tác tại Khoa như: Viện Toán học, Viện Công nghệ Thông tin thuộc Viện Hàn lâm Khoa học - Công nghệ Việt Nam, Học viện Kỹ thuật quân sự, Cục CNTT Bộ Y Tế, Trung tâm Thông tin – Tư liệu Dầu khí ….
- Khoa Toán - Tin đào tạo bốn ngành trong đó có ba ngành trong nhóm ngành máy tính, bao gồm Khoa học máy tính (7480101), Hệ thống thông tin (7480104), và Truyền thông và mạng máy tính (7480102). Bốn ngành này đều là ngành gần của ngành Công nghệ thông tin, đây là các ngành đào tạo truyền thống của Đại học Thăng Long, chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên khuyến nghị về chương trình đạo tạo của ACM và IEEE. Ngoài ra, Khoa đào tạo hai ngành thạc sỹ là Toán ứng dụng và Khoa học máy tính.
- Cho đến năm học 2016- 2017, Khoa Toán – Tin đã có 27 khóa sinh viên tốt nghiệp với trên 4.000 sinh viên chính quy. Rất nhiều sinh viên đã được nhận vào làm việc từ khi còn học trong trường. Tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp các khóa gần đây được thể hiện trong bảng dưới:
Khóa |
Tỷ lệ có việc làm đúng ngành trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp |
21 (2012-2013) |
67.44% |
22 (2013-2014) |
86.96% |
23 (2014-2015) |
94.12% |
24 (2015-2016) |
76.92% |
25 (2016-2017) |
90.91% |
Số liệu trên cho thấy tỷ lệ trung bình sinh viên tốt nghiệp làm đúng ngành cao hơn 80%. Điều này chứng tỏ chương trình đào tạo các ngành phù hợp, cập nhật với thị trường lao động và chất lượng sinh viên tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Những sinh viên Toán – Tin tốt nghiệp đều có việc làm và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần tạo nên uy tín của Đại học Thăng Long như một cơ sở đào tạo đại học có chất lượng tin cậy.
Với kinh nghiệm và uy tín đào tạo các ngành Toán ứng dụng; Khoa học máy tính; Hệ thống thông tin; Truyền thông và mạng máy tính trong nhiều năm, Trường Đại học Thăng Long tin tưởng rằng việc mở mã ngành đào tạo ngành CNTT trình độ đại học không chỉ sẽ góp phần giải quyết sự thiếu hụt nhân lực CNTT mà còn tạo điều kiện cho Trường có thêm cơ hội thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
1.2.2. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và nhu cầu nguồn nhân lực CNTT của địa phương, vùng, quốc gia
Việc áp dụng CNTT trong các lĩnh vực ngày càng mạnh, nhu cầu xã hội về tin học hóa ngày càng tăng làm cho nhu cầu nhân lực ngành CNTT không ngừng tăng cao. Theo thống kê của Vietnamworks cho thấy trong khoảng 3 năm trở lại đây (từ 2013 đến 2016), số lượng việc làm về ngành CNTT được đăng tuyển đã gia tăng gấp đôi. Năm 2013 là 6,792 việc làm, đến năm 2016, con số này đã lên tới 14,997. Theo thông tin cung cấp bởi HRInside của Vietnamwork, số lượng công ty phần mềm đã tăng đến 124% chỉ trong vòng 4 năm (so với năm 2012). Do đó, nhu cầu về nhân lực CNTT là rất lớn.
Theo quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 khẳng định CNTT và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ứng dụng rộng rãi CNTT và truyền thông là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Công nghiệp CNTT và truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn, được Nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và truyền thông là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Các chủ trương và định hướng chiến lược trong giai đoạn hiện tại của Đảng, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh các hoạt động trong nghiên cứu, ứng dụng về CNTT-TT, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quốc gia. Điển hình là các văn bản:
- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ, Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị;
- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.
Các nghị quyết này đã xác định mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT và bằng CNTT với quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp.
Quốc hội và Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng, làm cơ sở và mở đường cho việc đẩy mạnh các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khác nhau về CNTT-TT ở nước ta trong thời gian trước mắt, như: Luật An toàn thông tin mạng, Quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2020…
Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2016 (Viet Nam ICT Summit): “Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT tạo phương thức phát triển mới, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đưa Việt Nam hội nhập thành công và vươn lên vị thế cao trong nền kinh tế số và xã hội thông tin toàn cầu, đó là trách nhiệm lịch sử của chúng ta”.
Bộ Thông tin – truyền thông, trong Sách trắng CNTT-TT 2017 khẳng định: “Dù phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn, ngành CNTT-TT Việt Nam quyết không bỏ lỡ cơ hội phát triển đất nước trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Các chiến lược và chính sách ở tầm quốc gia này thực sự đã tạo nên một bước chuyển mạnh mẽ về sự phát triển ngành CNTT ở Việt Nam, nói riêng mở ra một thị trường rộng lớn để phát triển nguồn nhân lực về CNTT. Để đạt được các mục tiêu chiến lược này chính phủ, các bộ ngành, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các quyết định, hướng dẫn trong việc quy hoạch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT:
- Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam đến năm 2020 đề ra mục tiêu đẩy mạnh đào tạo nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT và truyền thông, cung cấp cho các doanh nghiệp này 250.000 người có chuyên môn về CNTT, điện tử, viễn thông, trong số đó 50% có trình độ cao đẳng, đại học.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại học giai đoạn 2017-2020 để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế. Cơ chế đặc thù đào tạo ngành thuộc lĩnh vực CNTT nêu rõ “Khuyến khích các cơ sở đào tạo mở các ngành mới trong nhóm ngành CNTT, các ngành/ngành CNTT ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế”.
- UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6109/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển CNTT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, với quan điểm là: Thành phố Hà Nội xác định phát triển CNTT là nhiệm vụ chiến lược, là nền tảng để phát triển kinh tế tri thức. Quy hoạch phát triển CNTT thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là một trong những quy hoạch quan trọng của Thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.
Theo sách trắng về CNTT năm 2017, tổng số nhân lực trong ngành công nghiệp CNTT tính đến hết năm 2016 là 780.926 người.Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT, số lượng các trường đại học, cao đẳng có đào tạo về CNTT, điện tử, viễn thông, an toàn thông tin năm 2016 là 250 trường với tổng số chỉ tiêu tuyển sinh là 68.883 sinh viên. Về đào tạo nghề, tổng số trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông và an toàn thông tin là 164 trường với tổng số chỉ tiêu tuyểnsinh là 18.311 học viên.
Yêu cầu nhân lực CNTT để đáp ứng các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đặt ra là rất lớn và trải rộng ra tất cả các lĩnh vực: công nghiệp, ứng dụng và nghiên cứu phát triển. Theo báo cáo của Vietnamworks, những năm gần đây việc làm ngành CNTT tăng trưởng mỗi năm khoảng 40% trong khi đó tăng trưởng người tìm việc ngành CNTT chỉ tăng trưởng 8% một năm. Báo cáo của VietnamWorks cho thấy nếu tiếp tục mức tăng trưởng nhân lực hiện tại, đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu hụt hơn 500.000 nhân sự ngành CNTT. Số lượng thiếu hụt này sẽ ngày càng tăng lên trong những năm tiếp theo vì số lượng nhân lực CNTT được đào tạo thấp hơn nhiều so với nhu cầu nhân lực CNTT từ các doanh nghiệp và tổ chức.
Các số liệu này cho thấy nhu cầu cấp bách của xã hội về đào tạo nhân lực các ngành/ngành CNTT ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, nhất là đáp ứng cuộc cách mạng 4.0.
Hơn thế nữa, do việc chuẩn hoá về mã ngành đào tạo của Bộ giáo dục và đào tạo theo thông tư 24/2017/TT-BGDĐT ban hành ngày 10/10/2017, hiện tại các cơ sở đào tạo đúng ngành CNTT với mã ngành 7480201 không nhiều. Vì vậy việc đào tạo ngành CNTT trình độ đại học theo đúng mã ngành quy định của Bộ giáo dục và đào tạo là vô cùng cấp thiết để cung cấp nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho xã hội.
1.2.3. Lý do đề nghị mở ngành đào tạo trình độ đại học ngành CNTT
Trường đại học Thăng Long đề nghị mở ngành đào tạo CNTT trình độ đại học với các lý do sau:
- Qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng nhân lực CNTT Việt Nam trong mục 1.2.2 cho thấy nhu cầu đào tạo CNTT trình độ đại học là rất lớn và hiện tại các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu này.
- Căn cứ vào Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06/09/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học;
- Với 29 năm kinh nghiệm đào tạo cử nhân ngành Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Truyền thông và mạng máy tính, Trường với đội ngũ giảng viên, tổ chức bộ máy, kinh nghiệm đào tạo bậc đại học. Đội ngũ giảng viên là các thầy cô tâm huyết, nhiệt tình, có trình độ sư phạm cao, có thâm niên trong giảng dạy và đào tạo, cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện của nhà trường đủ khả năng đào tạo ngành CNTT trình độ đại học;
- Việc mở ngành CNTT đã được Hội đồng Khoa học và Đào tạo nhà trường thông qua.
Việc tham gia đào tạo ngành CNTT bậc đại học của Trường Đại học Thăng Long sẽ đóng góp vào việc tăng cường nhân lực CNTT cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là đáp ứng cuộc cách mạng 4.0 hiện nay.
PHẦN 2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
2.1. Những căn cứ lập đề án
Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06/09/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học.
Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học.
Quyết định số 57/VBHN-BGDĐT ngày 15/05/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/04/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về khối lượng kiến thức tối thiểu, năng lực người học đối với trình độ đào tạo đại học, thạc sỹ và tiến sỹ;
Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ Quốc gia Việt Nam;
Khuyến nghị mới nhất về chương trình đạo tạo Công nghệ thông tin của ACM và IEEE (IT2017). Tham khảo chương trình đào tạo đại học Công nghệ thông tin của các trường ĐH Công nghệ thông tin ĐH Quốc gia TP HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Công nghệ.
2.2. Mục tiêu đào tạo
2.2.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo cử nhân Công nghệ thông tin đào tạo những cử nhân ngành Công nghệ thông tin có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức và sức khỏe tốt, có ý thức trách nhiệm tổ chức; nắm vững các kiến thức cơ bản và chuyên môn sâu về công nghệ thông tin; đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội; có năng lực tham mưu, tư vấn và có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ với tư cách của một chuyên viên trong lĩnh vực CNTT. Bên cạnh đó, trên cơ sở các kiến thức được trang bị ở trình độ đại học, người học có đủ năng lực từng bước hoàn thiện khả năng độc lập nghiên cứu, tự bồi dưỡng và tiếp tục lên học các trình độ cao hơn.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
Về kiến thức: Người học nắm vững kiến thức cơ sở ngành về công nghệ thông tin và truyền thông: kiến thức toán, tư duy về lập trình, cơ sở dữ liệu, kiến trúc máy tính, hệ điều hành, trí tuệ nhân tao, mạng máy tính, quy trình phát triển phần mềm. Người học hiểu và đào sâu kiến thức ngành đáp ứng nhu cầu của xã hội về lĩnh vực công nghệ thông tin. Người học có khả năng phân tích, thiết kế, mô hình hóa, xây dựng, lập trình và vận hành các hệ thống phần mềm có tính ứng dụng cao. Người học có khả năng quản lý các dự án về công nghệ thông tin. Người học có kiến thức tốt về an toàn và bảo mật hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
Về kĩ năng: Người học được trang bị các kỹ năng phân tích, thiết kế, mô hình hóa, lập trình, vận hành và quản lý phần mềm theo hình thức công nghiệp. Người học có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để giải quyết các tình huống trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Người học cũng được trang bị các kỹ năng giao tiếp, có khả năng tự học, làm việc nhóm và thuyết trình. Người học có kĩ năng sử dụng tiếng Anh, sử dụng các công cụ hỗ trợ hiệu quả trong công việc.
Về thái độ: Người học chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực thi đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, nội quy của tổ chức; tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của khách hàng và đồng nghiệp; Cầu thị và hợp tác làm việc theo nhóm và phối hợp liên ngành; Trung thực và khách quan, có tinh thần ham học, vượt khó khăn, tự học vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Người học có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ, thích ứng với môi trường làm việc trong điều kiện hội nhập quốc tế. Sau khi tốt nghiệp, người học có thể tiếp tục nghiên cứu và học tập trình độ cao hơn ở trong nước và nước ngoài.
Trình độ Ngoại ngữ: Có khả năng giao tiếp thành thạo bằng tiếng Anh, người học tốt nghiệp phải đạt chuẩn ngoại ngữ B1.
2.3. Thời gian đào tạo
Thời gian đào tạo: 04 năm.
2.4. Đối tượng tuyển sinh
Theo quy định của quy chế tuyển sinh đại học hiện hành.
Khối đầu vào: A, A1
2.5. Quy mô tuyển sinh dự kiến
Khóa tuyển sinh lần đầu: Từ 150-200 sinh viên/khóa; những khóa tiếp theo tăng dần từ 50-70 sinh viên/khóa.
2.6. Mức học phí dự kiến
Theo quy định mức học phí chung của nhà trường.
2.7. Điều kiện tốt nghiệp
Quy trình đào tạo thực hiện theo học chế tín chỉ. Sinh viên được công nhận tốt nghiệp nếu hội đủ các điều kiện sau:
- Tích lũy đủ các học phần và số tín chỉ theo quy định trong chương trình
đào tạo;
- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2.0 trở lên;
- Có chứng Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, chứng nhận Anh văn đạt TOEIC 450 hoặc tương đương;
- Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập trong năm cuối.
PHẦN 3. ĐIỀU KIỆN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO
3.1. Năng lực của cơ sở đào tạo
3.1.1. Đội ngũ giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành của Trường Đại học Thăng Long
STT |
Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại |
Chức danh khoa học, năm phong; Học vị, nước, năm tốt nghiệp |
Ngành được đào tạo |
Năm, nơi tham gia giảng dạy |
Đúng/ Không đúng với hồ sơ |
Ghi chú |
1. Ngành Khoa học máy tính(Quyết định số 518/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH ngày 03 tháng 02 năm 2004) |
||||||
1. |
Vũ Như Lân, 1951 |
Tự động hóa + CNTT |
2007, ĐH CNTT Thái Nguyên, ĐH Bách Khoa, Đại học Công nghệ 2013, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
|
2. |
Trần Tuấn Toàn, 1977 |
ThS, Việt Nam, 2008 |
KHMT |
2000, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
3. |
Trần Đức Minh, 1978 |
ThS, Việt Nam, 2005 |
KHMT |
2002, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
4. |
Trần Thị Huệ, 1979 |
ThS, Việt Nam, 2008 |
KHMT |
2004, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
2. Ngành Hệ thống thông tin (Quyết định số 518/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH ngày 03 tháng 02 năm 2004) |
||||||
1. |
Nguyễn Công Điều, 1950 |
Toán học tính toán |
2007, ĐH CNTT Thái Nguyên, ĐH Bách Khoa + Đại học Công nghệ 2013, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
|
2. |
Nguyễn Công Sứ, 1946 |
TS, Nga, 1981
|
Toán Xác suất thống kê Luận án: Một số điều kiện đủ của thống kê trong quá trình ngẫu nhiên |
1981, Học viện Kỹ thuật mật mã 2012, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
3. |
Phạm Phương Thanh, 1984 |
Ths, Việt Nam,, 2010 |
HTTT |
2007, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
4. |
Nguyễn Minh Hòa, 1990 |
Ths, Việt Nam, 2017 |
CNTT |
2014, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
3. Ngành Truyền thông và mạng máy tính(Quyết định số 518/QĐ-BGD&DDT-ĐH&SĐH ngày 03 tháng 02 năm 2004) |
||||||
1. |
Nguyễn Thiện Luận, 1952 |
PGS, 2003 TS, Nga, 1989 |
Toán tối ưu + CNTT |
Từ năm 2000 tại Học viện KTQS Từ 2014, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
2. |
Cao Minh Khánh, 1957 |
ThS, Việt Nam, 1998 |
Kỹ thuật Điện tử viễn thông |
2007, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
3. |
Ngô Hằng Hải, 1979 |
ThS, Việt Nam, 2013 |
Điện tử viễn thông |
2013, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
4. |
Nguyễn Ngọc Tân, 1989 |
ThS, Việt Nam, 2014 |
Công nghệ điện tử viễn thông |
2016, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
4. Ngành Công nghệ thông tin đăng ký đào tạo |
||||||
1. |
Cao Kim Ánh, 1946
|
TS, Nga, 1980 |
Tin học
|
2003, Trường ĐH Phương Đông 2010, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
2. |
Nguyễn Hoàng Phương, 1955 |
PGS, Việt Nam, 2002 TS, Áo, 1996 |
Tin học |
2000, tham gia đào tạo cao học và NCS tại các trường HV kỹ thuật quân sự, HV bưu chính Viễn thông, … 2015, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
3. |
Nguyễn Huyền Châu, 1983 |
TS, Pháp, 2010 |
CNTT |
2012 – 2016 Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội 2016, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
4. |
Mai Thúy Nga, 1977 |
TS, Việt Nam, 2017 Ths CNTT, Việt Nam, 2006 |
Cơ sở Toán học cho Tin học Luận án: Xử lý và tối ưu hóa truy vấn trong cơ sở dữ liệu hướng đối tượng phân tán |
2000, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
5. |
Đỗ Ngọc Diệp, 1950 |
GS, 1996 TSKH, Việt Nam, 1996
|
Toán-Tin
|
1978, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam 2017, Trường Đại học Thăng Long |
|
|
6. |
Hà Thu Giang, 1977 |
ThS, Pháp, 2008 |
CNTT |
2000, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
7. |
Trần Quang Duy, 1979 |
ThS, Việt Nam, 2008 |
CNTT |
2008, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
8. |
Phạm Thị Kim Hoa, 1970 |
ThS, Việt Nam, 2004 |
Kỹ thuật, CNTT |
1999, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
9. |
Đậu Hải Phong, 1977 |
ThS, Việt Nam, 2008 |
Kỹ thuật, KHMT |
2001, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
10. |
Đinh Thu Khánh, 1981 |
ThS, Việt Nam, 2008 |
Kỹ thuật, KHMT |
2005, Trường ĐH Thăng Long |
|
|
3.1.2. Danh sách đội ngũ giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy ngành CNTT
STT |
Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại |
Chức danh khoa học, năm phong; Học vị, nước, năm tốt nghiệp |
Ngành được đào tạo |
Năm, nơi tham gia giảng dạy |
Đúng/ Không đúng với hồ sơ |
Ghi chú |
1. |
Đặng Văn Đức, 1951 |
PGS, 2002 TS, Việt Nam, 1996 |
Kỹ thuật, KHMT Luận án: Một phương pháp xây dựng hệ thống thông tin tích hợp trên máy vi tính |
1975, Viện CNTT 2014, Học viện Khoa học và công nghệ |
|
|
2. |
Hoàng Trọng Minh, 1970 |
TS, Việt Nam, 2014 |
Kỹ thuật viễn thông |
1994, Học viện Bưu chính viễn thông |
|
|
3. |
Lê Minh Tuấn, 1975 |
Ths, Việt Nam, 2008 |
KHMT |
2004, ĐH Thăng Long 2014, ĐH Nội vụ Hà Nội |
|
|
4. |
Trần Vĩnh Đức, 1979 |
TS, Pháp, 2014 |
KHMT |
2007, Trường ĐH Thăng Long 2012, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội |
|
|
|
Hà Nội, ngày……….tháng……….năm……….. |
TRƯỞNG PHÒNG HCTH
Nguyễn Văn Thái |
HIỆU TRƯỞNG
Phan Huy Phú |
3.1.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Trường có cơ sở vật chất được đầu tư thiết kế, xây dựng hiện đại. Trường được xây dựng trên diện tích khuôn viên hơn 2,3 ha trên đường Nghiêm Xuân Yêm - phường Đại Kim - quận Hoàng Mai – Hà Nội. Trường được dư luận xã hội đánh giá là trường đại học đẹp nhất tại thành phố Hà Nội.
Nhà Học chính - Hiệu bộ gồm 2 khối nhà 9 tầng và 7 tầng.
Nhà Hiệu bộ: Khối nhà 9 tầng, trong đó 6 tầng được sử dụng làm nơi làm việc của HĐQT, Ban Giám hiệu, Hội đồng Khoa học và Đào tạo và các phòng quản lí, khoa, bộ môn, phòng đào tạo trực tuyến, phòng máy tính.
Khu học chính: gồm 3 tầng của khối nhà 9 tầng và toàn bộ khối nhà 7 tầng.
Ba tầng của khối nhà 9 tầng có 12 phòng học với sức chứa từ 72 – 104 sinh viên; 1 tầng là Trung tâm Công nghệ thông tin với hệ thống phòng học được trang bị máy tính hiện đại, đường truyền Interrnet mạnh phục vụ học lí thuyết và thực hành các môn học toán – tin; 3 phòng hội thảo dùng để tổ chức bảo vệ khóa luận/ luận văn cho sinh viên, học viên. Tất cả các phòng học đều được trang bị máy điều hòa và hệ thống máy chiếu chất lượng cao phục vụ giảng dạy
Khối nhà 7 tầng kiến trúc hiện đại, gồm 16 phòng học lớn có sức chứa 80 sinh viên/ phòng, 50 phòng học nhỏ có sức chứa 40 sinh viên/ phòng, 12 phòng chuyên dụng học tiếng Anh, 5 phòng học phục vụ môn học Hát nhạc với trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn của môn học này.
Cạnh khối hội trường là khu vực 2 giảng đường với diện tích mỗi giảng đường gần 350m2, đáp ứng được nhu cầu học tập cho gần 450 sinh viên trong những môn học cần tập trung số lượng lớn. Điều này đặc biệt thích hợp với việc tổ chức đào tạo theo tín chỉ của trường.
Hội trường Tạ Quang Bửu: Với gần 600 chỗ ngồi được trang bị hệ thống âm thanh và thiết bị kĩ thuật hoàn hảo có thể đáp ứng được mọi nhu cầu học tập, giảng dạy và hoạt động ngoại khóa. Hệ thống đường truyền internet băng thông rộng cho phép truyền hình, hội thảo trực tuyến chuẩn HDTV. Ngoài ra, hệ thống âm thanh biểu diễn chuyên nghiệp và hệ thống trình chiếu với màn chiếu 300 inch cho phép tổ chức những chương trình biểu diễn lớn và chiếu phim chất lượng cao.
Bảng 1. Danh mục phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy
TT |
Loại phòng học |
Số lượng |
Diện tích (m2) |
Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ giảng dạy |
Đúng / Không đúng với hồ sơ |
Ghi chú |
|||
Tên thiết bị |
Số lượng |
Phục vụ học phần |
Diện tích (m2) |
||||||
1. |
Phòng học |
78 |
14.650 |
Máy chiếu |
62 |
Các học phần đại cương và chuyên ngành |
|
|
|
Máy tính |
62 |
|
|
|
|||||
Bảng phấn |
78 |
|
|
|
|||||
Micro, loa |
33 |
|
|
|
|||||
Bàn, ghế |
4.288 |
|
|
|
|||||
2. |
Giảng đường |
2 |
488 |
Máy chiếu |
2 |
Các học phần đại cương |
|
|
|
Máy tính |
2 |
|
|
|
|||||
Micro, loa |
2 |
|
|
|
|||||
3. |
Phòng đa phương tiện |
8 |
945 |
Máy chiếu |
4 |
Báo cáo bài tập lớn các học phần chuyên ngành |
|
|
|
Máy tính |
4 |
|
|
|
|||||
4. |
Hội trường |
1 |
940 |
Màn hình LED 120m2 |
1 |
Các học phần Triết, CNXHKH… |
|
|
|
Âm ly |
1 |
|
|
|
|||||
Loa |
24 |
|
|
|
|||||
Mic |
13 |
|
|
|
|||||
Máy tính |
5 |
|
|
|
|||||
Máy chiếu |
2 |
|
|
|
|||||
5. |
Nhà thi đấu đa năng |
4 |
1590 |
Bàn bóng bàn |
6 |
Các môn Giáo dục thể chất |
|
|
|
Loa |
2 |
|
|
|
|||||
Sân bóng rổ |
1 |
|
|
|
|||||
Sân bóng truyền |
1 |
|
|
|
|||||
6. |
Nhà ăn |
3 |
1410 |
|
|
|
|
|
|
Bảng 2. Phòng thí nghiệm và trang thiết bị phục vụ thí nghiệm, thực hành
TT |
Phòng thí nghiệm, xưởng, trạm trại, cơ sở thực hành |
Diện tích (m2) |
Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ giảng dạy |
Đúng / Không đúng với hồ sơ |
Ghi chú |
||
Tên thiết bị |
Số lượng |
Phục vụ học phần |
|||||
1. |
Phòng thí nghiệm IOT |
20 |
Máy tính |
15 |
Các học phần chuyên ngành |
|
|
Máy chiếu |
1 |
|
|
||||
Bộ thực hành (Sensor, PI 3…) |
10 |
|
|
||||
Máy hàn |
2 |
|
|
||||
Đồng hồ vạn năng |
2 |
|
|
||||
2. |
Phòng học máy tính |
1.280 |
Máy chiếu |
8 |
Các học phần chuyên ngành |
|
|
Máy tính |
366 |
|
|
||||
Loa |
3 |
|
|
||||
Bảng |
8 |
|
|
|
Hà Nội, ngày……….tháng……….năm…… |
TRƯỞNG PHÒNG HCTH
Nguyễn Văn Thái
|
HIỆU TRƯỞNG
Phan Huy Phú |
3.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
3.3. Thư viện
Thư viện Trường Đại học Thăng Long được trang bị hệ thống phần mềm quản lí thư viện chuyên nghiệp. Toàn bộ hệ thống sách được mã hóa bằng tem từ và kiểm soát hoàn toàn tự động. Cổng an ninh check in-out cho phép đảm bảo an ninh tốt nhất cho tài nguyên của Thư viện. Việc kết nối dữ liệu với Thư viện Quốc gia và một số thư viện trên thế giới cho phép người đọc có thể khai thác những nguồn tài nguyên rất lớn phục vụ công tác học tập và giảng dạy.
- Tổng diện tích thư viện: 3400m2 trong đó diện tích phòng đọc: 1800m2
- Số chỗ ngồi: 1100;
- Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: 200
- Phần mềm quản lí thư viện: Truyền thống KOHA và quản lí thư viện điện tử DSPACE.
- Số lượng sách, giáo trình điện tử phục vụ ngành Công nghệ thông tin:
+ Số đầu sách: 918
+ Số lượng bản sách:1999
+ Số đầu báo, tạp chí: 5
3.3.1. Danh mục giáo trình của ngành đang đào tạo và đăng ký đào tạo
TT |
Tên giáo trình |
Tác giả |
Năm xuất bản |
NXB |
Số bản |
Học phần sử dụng |
Đúng / Không đúng với hồ sơ |
Ghi chú |
|
1. |
Giáo trình thuật toán lý thuyết và bài tập Sơ cấp - Trung cấp - Cao cấp |
Thomas H. Cormen |
2002 |
Thống Kê - HCM |
1 |
CF211 |
Phân tích và thiết kế thuật toán |
|
|
2. |
Data structures and algorithms with object-oriented design patterns in C++ |
Preiss Bruno R. |
1999 |
John Wiley Sons |
1 |
CF212 |
Cấu trúc dữ liệu |
|
|
3. |
Lý thuyết thông tin và mã hóa |
Vũ Ngọc Phàn |
2006 |
Bưu Điện |
1 |
CF231 |
Lý thuyết thông tin và mã hóa |
|
|
4. |
Introduction to the Theory of Computation |
Michaelsipser |
2013 |
Cengage Learning |
1 |
CF301 |
Ngôn ngữ hình thức và Otomat |
|
|
5. |
Signals and Systems |
Hwei P. Hsu, Ph.D |
2011 |
McGraw-Hill |
1 |
CF320 |
Tín hiệu và hệ thống |
|
|
6. |
Xử lý tín hiệu và lọc số tập 1 |
Nguyễn Quốc Trung |
2008 |
NXB Khoa học kỹ thuật |
1 |
CF321
|
Xử lý tín hiệu số
|
|
|
7. |
Xử lý tín hiệu và lọc số tập 2 |
Nguyễn Quốc Trung |
2008 |
NXB Khoa học kỹ thuật |
1 |
|
|
||
8. |
Introduction to programming in python: an interdisciplinary approach |
Robert Sedgewick, Kevin Wayne, Robert Dondero |
2015 |
New York Addison - Wesley Professional |
1 |
IT100 |
Nhập môn CNTT |
|
|
9. |
Introduction to Logic Design |
Marcovitz Alan B. |
2008 |
McGraw-Hill |
1 |
CS110 |
Kỹ thuật số |
|
|
10. |
Lập trình hướng đối tượng với C++hướng đối tượng với C++ |
Nguyễn Thanh Thuỷ, Lê Đăng Hưng, Nguyễn Hữu Đức, Tạ Tuấn Anh |
2006 |
Khoa học và Kỹ thuật |
1 |
CS121 |
Ngôn ngữ lập trình |
|
|
11. |
Lê Đăng Hưng, Nguyễn Hữu Đức, Tạ Tuấn Anh (2006), Lập trình hướng đối tượng với C++ |
Nguyễn Thanh Thuỷ, Lê Đăng Hưng, Nguyễn Hữu Đức, Tạ Tuấn Anh |
2006 |
Khoa học và Kỹ thuật |
1 |
CS122 |
Lập trình hướng đối tượng |
|
|
12. |
David R. O'Hallaron (2016), Computer Systems: A Programmer's Perspective |
Randal E. Bryant, David R. O'Hallaron |
2016 |
Boston Pearson |
1 |
CS212 |
Kiến trúc máy tính |
|
|
13. |
Giáo trình lập trình Java |
Đoàn Văn Ban; Đoàn Văn Trung |
2015 |
Giáo dục |
1 |
CS223 |
Lập trình Java |
|
|
14. |
Fundamentals of Computer Programming with C# http://introprogramming.info |
Svetlin Nakov |
2013 |
|
1 |
CS224 |
Lập trình .Net |
|
|
15. |
Android: A Programmer’s guide |
Jerome (J.F) Dimazio |
2008 |
McGraw-Hill |
1 |
CS311 |
Lập trình ứng dụng di động |
|
|
16. |
Operating System Concept |
Abraham Silberschatz, Peter Baer Galvin, Greg Gagne |
2013 |
Wiley |
1 |
CS312 |
Lập trình hệ thống |
|
|
17. |
Operating System Concept |
Abraham Silberschatz, Peter Baer Galvin, Greg Gagne |
2013 |
Wiley |
1 |
CS315 |
Nguyên lý hệ điều hành |
|
|
18. |
Linux essentials |
Roderick W. Smith |
2012 |
Wiley |
1 |
CS316 |
Hệ điều hành Unix |
|
|
19. |
Head First Design Patterns: A Brain-Friendly Guide |
Eric Freeman, Bert |
2004 |
Friendly Guide, O'Reilly |
1 |
CS425 |
Một số vấn đề hiện đại trong KHMT |
|
|
20. |
Nguyên lý các hệ cơ sở dữ liệu và cơ sở tri thức, Tập 1, Mô hình dữ liệu và ngôn ngữ vấn tin |
Ulman, Jeffrey D; Hồ Thuần [Hiệu đính]; Trần Đức Quang [Dịch] |
1999 |
Thống kê |
1 |
IS222 |
Cơ sở dữ liệu |
|
|
21. |
Nguyên lý các hệ cơ sở dữ liệu và cơ sở tri thức, Tập 2, Thiết kế các hệ cơ sở dữ liệu |
Ulman, Jeffrey D; Hồ Thuần [Hiệu đính]; Trần Đức Quang [Dịch] |
1999 |
Thống kê |
1 |
IS222 |
Cơ sở dữ liệu |
|
|
22. |
Management Information Systems |
O'Brien, James A; Marakas, George M |
2011 |
Graw-Hill |
1 |
IS314 |
Hệ thống thông tin |
|
|
23. |
Fundamentals of Business Process Management |
Marlon Dumas, Marcello La Rosa, Jan Mendling, Hajo A.Reijers |
2013 |
Springer-Verlag Berlin Heidelberg |
1 |
IS315 |
Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ |
|
|
24. |
Giáo trình Nhập môn mạng máy tính |
Hồ Đắc Phương |
2014 |
Giáo dục |
1 |
IS316 |
Hạ tầng công nghệ thông tin |
|
|
25. |
Computer architecture and organization |
John P. Hayes |
1998 |
McGraw -Hill |
1 |
IS316 |
Hạ tầng công nghệ thông tin |
|
|
26. |
Microsoft SQL Server 2005 the complete reference |
Shapiro, Jeffrey R |
2007 |
McGraw-Hill |
1 |
IS322 |
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu |
|
|
27. |
Principles of Distributed Database Systems |
M. Tamer Özsu, Patrick Valduriez |
2011 |
Springer |
1 |
IS325 |
Cơ sở dữ liệu phân tán |
|
|
28. |
Data Mining: Concepts and Techniques, Burlington |
Jiawei Han, Micheline Kamber, and Jian Pei |
2011 |
MA Elsevier |
1 |
IS326 |
Khai phá dữ liệu |
|
|
29. |
Decision support and data warehouse systems |
Efrem Mallach |
2000 |
McGraw-Hill |
1 |
IS327 |
Kho dữ liệu |
|
|
30. |
Phát triển hệ thống hướng đối tượng với UML 2.0 và C++ |
Nguyễn Văn Ba |
2005 |
Đại học Quốc gia Hà Nội |
1 |
IS332 |
Phân tích thiết kế hướng đối tượng |
|
|
31. |
Introduction to systems analysis and design |
Whitten, Jeffrey L; Bentley, Lonnie D. |
2008 |
Boston McGraw Hill Irwin |
1 |
IS333 |
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin |
|
|
32. |
Information technology project management |
Kathy schwalbe |
2014 |
Boston Cengage Learning |
1 |
IS334 |
Quản lý dự án hệ thống thông tin |
|
|
33. |
Testing And Quality Assurance For Component Based Software |
Jerry Zeyu Gao HS Jacob Tsao Ye Wu |
2003 |
Boston; Artech House |
1 |
IS335 |
Phát triển ứng dụng doanh nghiệp |
|
|
34. |
Management Information Systems: Managing the Digital firm |
Kenneth C.Laudon & Jane P.Laudon |
2012 |
Prentice Hall |
1 |
IS336 |
Triển khai và kiểm soát hệ thống thông tin |
|
|
35. |
Management Information Systems |
O'Brien, James A; Marakas, George M |
2011 |
Graw-Hill |
1 |
IS336 |
Triển khai và kiểm soát hệ thống thông tin |
|
|
36. |
Mã hoá thông tin |
Phạm Huy Điển, Hà Huy Khoái |
2004 |
Đại học Quốc gia Hà Nội |
1 |
IS345 |
An toàn thông tin |
|
|
37. |
Management Information Systems |
O'Brien, James A; Marakas, George M |
2011 |
Graw-Hill |
1 |
IS382 |
Công nghệ thông tin trong doanh nghiệp |
|
|
38. |
Management Information Systems: Managing the Digital firm |
Kenneth C.Laudon & Jane P.Laudon |
2012 |
Prentice Hall |
1 |
IS383 |
Hệ thống thông tin nâng cao |
|
|
39. |
Management Information Systems: Managing the Digital firm |
Kenneth C.Laudon & Jane P.Laudon |
2012 |
Prentice Hall |
1 |
IS384 |
Một số vấn đề hiện đại về HTTT |
|
|
40. |
Inside Microsoft SQL Server 2005 - T-SQL Programming |
Itzik Ben-Gan, Dejan Sarkaand Roger Wolter |
2006 |
Microsoft Press |
1 |
IS424 |
Lập trình cơ sở dữ liệu |
|
|
41. |
Management Information Systems: Managing the Digital firm |
Kenneth C.Laudon & Jane P.Laudon |
2012 |
Prentice Hall |
1 |
IS480 |
Kiến trúc doanh nghiệp |
|
|
42. |
Relational database design and implementation : clearly explained |
Harrington, Jan L. |
2016 |
Cambridge Morgan Kaufmann |
1 |
IS484 |
CĐTN: Cơ sở dữ liệu |
|
|
43. |
Mathematical Foundations of Computer Networking |
Srinivasan Keshav |
2012 |
Addison-Wesley |
1 |
MA300 |
Toán chuyên ngành |
|
|
44. |
Toán học rời rạc Ứng dụng trong tin học |
Kenneth H. Rosen (Phạm Văn Thiều và Đặng Hữu Thịnh dịch) |
2003 |
Khoa học Kỹ thuật |
1 |
MI201 |
Toán rời rạc |
|
|
45. |
Nhập môn đồ họa máy tính |
Lương Chi Mai |
2000 |
Khoa học kỹ thuật |
1 |
MI312 |
Đồ họa |
|
|
46. |
Trí tuệ nhân tạo: Các phương pháp giải quyết vấn đề và kỹ thuật xử lý tri thức |
Nguyễn Thanh Thủy |
1999 |
Giáo dục |
1 |
MI321 |
Trí tuệ nhân tạo |
|
|
47. |
Tương tác người – máy |
Lương Bá Mạnh, |
2005 |
Khoa học và Kỹ thuật |
1 |
MI414 |
Giao diện người máy |
|
|
48. |
Mạng máy tính và các hệ thống mở |
Nguyễn Thúc Hải |
1999 |
Giáo dục |
1 |
NW212 |
Mạng máy tính |
|
|
49. |
Top-Down Network Design |
Priscilla Oppenheimer |
2011 |
Cisco Press |
1 |
NW312
|
Thiết kế và quản trị mạng |
|
|
50. |
Thiết kế mạng Intranet |
TS. Phạm Huy Hoàng |
2017 |
Bách Khoa Hà Nội |
1 |
|
|
||
51. |
Beej’s Guide to Network Programming using Internet sockets |
Brian ‘Beej Jorgensen’ Hall |
2005 |
Brian "Beej Jorgensen" Hall |
1 |
NW322 |
Lập trình mạng |
|
|
52. |
Giáo trình Cơ sở an toàn Thông tin |
TS. Nguyễn Khanh Văn |
2015 |
Bách Khoa Hà Nội |
1 |
NW332 |
An toàn mạng |
|
|
53. |
Thiết kế mạng Intranet |
TS. Phạm Huy Hoàng |
2017 |
Bách Khoa Hà Nội |
1 |
|
|
||
54. |
Principles of Information Security |
Michael E. Whitman, Herbert J. Mattord |
2014 |
Cengage Learning |
1 |
NW438 |
CĐTN: An toàn mạng |
|
|
55. |
Object-oriented and classical software engineering |
Stephen R Schach |
2005 |
McGraw-Hill Higher Education |
1 |
SE302 |
Công nghệ phần mềm |
|
|
56. |
Testing And Quality Assurance For Component Based Software |
Jerry Zeyu Gao HS Jacob Tsao Ye Wu |
2003 |
Boston; Artech House |
1 |
SE312 |
Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm |
|
|
57. |
Head First Design Patterns: A Brain-Friendly Guide |
Eric Freeman, Bert Bates, Kathy Sierra, Elisabeth Robson |
2008 |
Oreilly |
1 |
SE380 |
Project |
|
|
58. |
Software Engineering A Practitioner’s Approach |
Roger S. Pressman |
2005 |
McGraw-Hill |
1 |
SE422 |
Quản lý dự án phần mềm |
|
|
59. |
Head First Design Patterns: A Brain-Friendly Guide |
Eric Freeman, Bert Bates, Kathy Sierra, Elisabeth Robson |
2008 |
Oreilly |
1 |
SE487 |
CĐTN: Phát triển phần mềm |
|
|
60. |
Software Engineering A Practitioner’s Approach |
Roger S. Pressman |
2005 |
McGraw-Hill |
1 |
SE487 |
CĐTN: Phát triển phần mềm |
|
|
61. |
Principles of Communication Systems Simulation with Wireless Applications |
W. H. Tranter, K. S. Shanmugan, T.S. Rappaport and K. L. Kosbar, |
2004 |
Prentice Hall |
1 |
TC300 |
Mô hình hóa và mô phỏng |
|
|
62. |
Computer Networking: A Top-Down Approach |
Kurose and Ross, |
2012 |
Pearson |
1 |
TC303 |
Thiết kế và quản trị mạng truyền thông |
|
|
63. |
Kỹ thuật truyền dẫn số |
PGS.TS Nguyễn Quốc Bình |
2001 |
NXB quân đội nhân dân |
1 |
TC313 |
Kỹ thuật truyền dẫn |
|
|
64. |
Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch |
TS. Hoàng Minh, ThS Hoàng Trọng Minh |
2009 |
NXB thông tin và truyền thông |
1 |
TC314 |
Kỹ thuật kết nối mạng |
|
|
65. |
Handbook of Security and Networks |
Yang Xiao, Frank H. Li, Hui Chen |
2011 |
Singapo World Scientific |
1 |
TC316 |
An ninh mạng truyền thông |
|
|
66. |
Ad Hoc Networks Technologies And Protocols |
Prasant Mohapatra, Srikanth Krishnamurthy |
2005 |
Springer |
1 |
TC411 |
Mạng không dây đa bước |
|
|
67. |
Control and Adaptation in Telecommunication Systems |
Popovskij, Vladimir, Barkalov, Alexander, Titarenko, Larysa |
2011 |
Springer |
1 |
TC412 |
Báo hiệu và điều khiển |
|
|
68. |
Computer networks: Performance and quality of service |
Ivan Marsic |
2010 |
Rutgers University |
1 |
TC413 |
Chất lượng dịch vụ mạng |
|
|
69. |
Cloud Computing: Automating the Virtualized Data Center |
Venkata Josyula, Malcolm Orr, Greg Page |
2012 |
Cisco Press |
1 |
TC414 |
Tính toán đám mây |
|
|
70. |
Protocols and Architectures for Wireless Sensor Networks, Jonh Wiley & Sons Ltd |
Holger Karl, Andreas Willig |
2005 |
Jonh Wiley & Sons Ltd, |
1 |
TC415 |
Mạng cảm biến |
|
|
71. |
Scalable Multicasting over Next-Generation Internet Design, Analysis and Applications |
Xiaohua Tian, Yu Cheng |
2013 |
Springer-Verlag New York |
1 |
TC416 |
Internet thế hệ mới |
|
|
72. |
Cognitive radio networks |
Kwang-Cheng Chen, Ramjee Prasad |
2009 |
John Wiley & Sons Ltd |
1 |
TC417 |
Vô tuyến nhận thức |
|
|
73. |
Embedded system |
Tutorials Point |
2015 |
Auerbach Publication |
1 |
TC418 |
Lập trình nhúng |
|
|
74. |
Network Design for IP Convergence |
Yezid Donoso |
2009 |
CRC Press |
1 |
TC420 |
Thiết kế hệ thống truyền thông và mạng máy tính |
|
|
75. |
Big Data For Dummies, John Wiley & Sons |
Judith Hurwitz, Alan Nugent, Dr. Fern Halper, and Marcia Kaufman |
2013 |
John Wiley & Sons |
1 |
TC421 |
Dữ liệu lớn |
|
|
76. |
Managing Projects in Telecommunication Services |
Mostafa Hashem Sherif |
2006 |
Wiley-IEEE Press |
1 |
TC424 |
Quản lý dự án truyền thông và mạng máy tính |
|
|
77. |
Networks Design and Management |
Steven T.Karris |
2009 |
Orchard Publications |
1 |
TC473 |
Quản lý mạng viễn thông |
|
|
78. |
Security for Multi-hop Wireless Networks |
Mohamed M. E. A. Mahmoud, Xuemin Shen |
2014 |
Springer International Publishing |
1 |
TC487 |
CĐTN: Truyền thông và mạng máy tính |
|
|
79. |
Big Data_Principles and best practices of scalable realtime data systems, |
Nathan Marz |
2015 |
Manning Publications |
1 |
IS329 |
Dữ liệu lớn |
|
|
80. |
Python for Data Analysis: Data Wrangling with Pandas, NumPy, and IPython |
Wes McKinney |
2017 |
O'Reilly Media |
1 |
IT320 |
Ngôn ngữ lập trình Python |
|
|
81. |
Introductory Statistics |
Barbara Illowsky, Susan Dean |
2014 |
OpenStax College |
1 |
IT324 |
Phân tích dữ liệu |
|
|
82. |
Python for Data Analysis: Data Wrangling with Pandas, NumPy, and IPython |
Wes McKinney |
2017 |
O'Reilly Media |
1 |
|
|
||
83. |
Deep Learning (Adaptive Computation and Machine Learning series) |
Ian Goodfellow, Yoshua Bengio, Aaron Courville |
2016 |
The MIT Press |
1 |
IT326 |
Học máy |
|
|
84. |
Learning from data: concepts, theory, and methods |
Vladimir Cherkassky, Filip M. Mulier |
2007 |
IEEE Press |
1 |
|
|
||
85. |
Deep Learning (Adaptive Computation and Machine Learning series |
John C. Shovic |
2016 |
Washington aPress |
1 |
IT332 |
Internet of things |
|
|
86. |
Rails Tutorial: Learn Web Development with Rails |
Michael Hartl; Ruby |
2012 |
Addison-Wesley. |
1 |
IT333 |
Công nghệ web |
|
|
87. |
Head First Design Patterns: A Brain-Friendly Guide |
Eric Freeman, Bert |
2004 |
Friendly Guide, O'Reilly |
1 |
IT380 |
Dự án công nghệ thông tin |
|
|
88. |
Logic, suy luận toán học và kỹ thuật đếm |
Tài liệu nội bộ |
2017 |
NXB Thống kê |
1 |
MA101 |
Logic và suy luận toán học |
|
|
89. |
Số và Cấu trúc đại số |
Bùi Huy Hiền |
|
ĐH Thăng Long |
1 |
MA103 |
Số và cấu trúc đại số |
|
|
90. |
Giải tích toán học-tập 1 |
Đoàn Quỳnh |
2014 |
Giáo dục- HN |
1 |
MA110 |
Giải tích 1 |
|
|
91. |
Giải tích toán học-tập 2 |
Đoàn Quỳnh |
2014 |
Giáo dục- HN |
1 |
MA111 |
Giải tích 2 |
|
|
92. |
Đại số tuyến tính |
Đoàn Quỳnh |
2013 |
Giáo dục- HN |
1 |
MA120 |
Đại số tuyến tính |
|
|
93. |
Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội |
HoàngTrọng, ChuNguyễnMộngNgọc |
2007 |
Thốngkê |
1 |
MA231 |
Xác suất thống kê ứng dụng |
|
|
94. |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin |
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn |
2007 |
NXB Chính trị quốc gia |
1 |
ML111 |
Triết học Mác - Lênin |
|
|
95. |
1 |
ML112 |
Kinh tế chính trị và CNXH khoa học |
|
|
||||
96. |
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
2012 |
NXB Chính trị quốc gia |
1 |
ML202 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
|
|
97. |
Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
2017 |
NXB Chính trị quốc gia |
1 |
ML203 |
Đường lối cách mạng của Đảng CS Việt Nam |
|
|
98. |